ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CHẬM TĂNG CÂN CỦA TRẺ CÓ CÂN NẶNG KHI SINH DƯỚI 1250 GRAM TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nhằm khảo sát đặc điểm dinh dưỡng và mối liên quan với chậm tăng cân của trẻ có cân
nặng lúc sinh (CNLS) < 1250 gram, một nghiên cứu theo dõi dọc những trẻ này đến 28 ngày
tuổi được thực hiện tại khoa Hồi sức sơ sinh (NICU) bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/06/2019 đến
30/04/2020. Trẻ được cân đo theo quy định, ghi nhận đặc điểm dinh dưỡng và tốc độ tăng cân
vào 28 ngày tuổi kể từ khi đạt CNLS. Kết quả: Tổng số 78 trẻ được chọn nghiên cứu. Lượng
protein và lipid được cung cấp vào ngày thứ 3, tuần 1 và tuần 2 lần lượt là: 2,5 (2,1; 3,1), 1,2
(0,3; 1,9); 2,9 (2,5; 3,2), 1,8 (1,4; 2,3) và 3,5 (3; 3,8), 3,6 (2,7; 4,2) g/kg/ngày. Năng lượng tuần
1, tuần 2 và tuần 3-4 là 61 (55; 69), 93,5 (82; 101) và 101 (94; 108) Kcal/kg/ngày. Tỷ lệ trẻ ăn
sữa mẹ hoàn toàn lúc khởi đầu: 15,4%, lúc 28 ngày: 9%. Lượng protein trong 2 tuần đầu có
liên quan chậm tăng cân vào 28 ngày tuổi kể từ khi đạt CNLS với p = 0,004; OR = 0,039 (95%
CI: 0,005 – 0,328). Kết luận: Việc cung cấp dinh dưỡng có cải thiện nhưng chưa đạt so với kỳ
vọng. Lượng protein 2 tuần đầu liên quan đến chậm tăng cân. Cần nghiên cứu tiếp theo khẳng
định yếu tố nguy cơ chậm tăng trưởng ở nhóm trẻ có CNLS < 1250 gram tại NICU
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hồi sức sơ sinh, chậm tăng trưởng, tốc độ tăng cân, dinh dưỡng, sinh non