TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ NĂM 2019

Nguyễn Trọng Hưng1,, Lê Kim Chi2, Phan Thế Đồng3, Nguyễn Long2, Võ Thị Đem2
1 Viện Dinh dưỡng
2 Bệnh viện Từ Dũ
3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sử dụng phương pháp nghiên cứu dọc tiến cứu nhằm xác định các đặc điểm về dịch tễ, tiền căn sản khoa, chỉ số đường huyết được chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung nạp glucose và tình trạng dinh dưỡng trước mang thai của 170 thai phụ khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Từ Dũ TPHCM năm 2019. Kết quả: Thai phụ trong nhóm từ 21-34 tuổi mắc đái tháo đường thai kỳ chiếm tỷ lệ 77,5%. Đa số thai phụ có trình độ học vấn từ cấp III và đại học trở lên chiếm
80,6%; nghề nghiệp chủ yếu là công nhân viên (viên chức, kỹ sư, nhân viên văn phòng...) chiếm 40,6%. Tiền căn mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 43,3% và gia đình trực hệ có người đái tháo đường chiếm tỷ lệ 33,3%. Tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai của thai phụ theo chỉ số nhân trắc học: Tỷ lệ nhẹ cân (BMI<18,5), bình thường (BMI 18,5 - 24,9) và thừa cân béo phì (BMI ≥ 25) lần lượt là: 10%, 78,8%, 11,2%. Mức độ tăng cân trung bình trong thai kỳ tại thời
điểm khám và tư vấn dinh dưỡng là 9,6 ± 3,7 kg, tốc độ tăng cân mỗi tuần là 0,57 ± 0,2 kg. Giá trị trung bình của đường huyết lúc đói là 4,8 ± 0,6 mmol/L, sau 1 giờ là 10,1 ± 1,5 mmol/L, sau 2 giờ là 9,2 ± 1,2 mmol/L.

Chi tiết bài viết