HIỆU QUẢ ĂN TIẾT CHẾ TRÊN THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Huỳnh Nguyễn Khánh Trang1,, Trương Thị Nguyện Hảo2
1 Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn chuyển hóa thường gặp, chiếm tỷ lệ 2 - 20% trong thai kỳ, xu hướng ngày càng nhiều tại Việt Nam. Tiết chế ăn uống phù hợp có thể giúp kiểm soát đến hơn 80% trường hợp. Phương pháp: Nghiên cứu dọc tiến cứu trên 154 sản phụ đến khám thai tại bệnh viện quận Thủ Đức trong khoảng thời gian 1 năm. Tất cả sản phụ có làm xét nghiệm dung nạp 75 gam glucose – 2 giờ theo tiêu chí chẩn đoán của Tổ chức Y tế thế giới (2013). Kết quả: Tỷ lệ thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có kiểm soát đường huyết sau 3 tuần điều trị ngoại trú bằng tự tiết chế ăn uống theo hướng dẫn là 90,3% [KTC 95%: 86,2 – 94,0]. Yếu tố có liên quan đến kiểm soát đường huyết: Tăng đường huyết 2 giờ trong xét nghiệm dung nạp 75 g glucose trong chẩn đoán [OR hiệu chỉnh = 5,24 (1,11 – 24,77%), p=0,04]. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kết quả kiểm soát đường huyết sau 3 tuần điều trị với một số kết cục thai kỳ như thai to ≥ 4000 g, sinh non < 37 tuần và sinh mổ. Kết luận: Chế độ dinh dưỡng tiết chế phù hợp có hiệu quả trong kiểm soát đường huyết khoảng 90,3% thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ theo dõi ngoại trú.

Chi tiết bài viết