NHU CẦU TƯ VẤN DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU TƯ VẤN DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2024

Ngô Đình Minh Trang1,, Vũ Thị Minh Thảo1, Lê Khánh Ly1, Hoàng Huyền My1, Lê Thị Thu Hà1, Đinh Thị Kim Anh1
1 Trường Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nhu cầu tư vấn dinh dưỡng và phân tích một số yếu tố liên quan đến nhu cầu tư vấn dinh dưỡng của phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2024.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 3/2024 đến tháng 5/2024 trên 398 phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.


Kết quả: Trong số 398 phụ nữ mang thai được phỏng vấn, 45,5% có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng. Trong đó, 73,5% mong muốn bác sĩ dinh dưỡng tư vấn trực tiếp tại viện và 64,1% thích tư vấn cá nhân. Đa số đối tượng muốn được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn dưới hình thức cá nhân (64,1%) và được tư vấn trực tiếp 1:1 (54,1%). Phụ nữ mang thai chủ yếu muốn được tư vấn về tình trạng dinh dưỡng cho mẹ, thai nhi (76,9%) và thực đơn phù hợp trong thai kỳ (56,7%). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan đến nhu cầu tư vấn dinh dưỡng của phụ nữ mang thai là giai đoạn mang thai, trải nghiệm sử dụng dịch vụ trước đó, sự ủng hộ của gia đình và sự sẵn sàng chi trả cho chi phí dịch vụ.


Kết luận: Phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng tương đối thấp so với các đối tượng khác. Bệnh viện cần cải thiện việc tư vấn dinh dưỡng phù hợp hơn theo từng giai đoạn thai kì và tình trạng dinh dưỡng, mong muốn của từng đối tượng phụ nữ mang thai. Nên đẩy mạnh hơn công tác truyền thông về tư vấn dinh dưỡng đến các đối tượng và khuyến khích họ tham gia các buổi tư vấn dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể xem xét về việc hỗ trợ giảm chi phí cho các buổi tư vấn dinh dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Giáo trình Dinh dưỡng học cơ bản và khoa học thực phẩm. Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2010:136-144.
2. Viện Dinh dưỡng. Tài liệu tập huấn khóa học: Dinh dưỡng điều trị. Hà Nội, 2021:38.
3. Đỗ Thị Ngọc Diệp. Can thiệp dinh dưỡng cho PNMT: Cơ hội dự phòng bệnh mạn tính không lây. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm. 2016;12(4):4-9.
4. Hồ Thu Thủy, Nguyễn Thị Hương Lan, Hoàng Thị Thảo Nghiên và cs. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2023;19(4+5): 30-38.
5. Nguyễn Đỗ Huy. Thực hành dinh dưỡng và chăm sóc thai sản của PNMT tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2017. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm. 2021;17 (1):33-39.
6. Hai Viet Nguyen, Ngoc Bao Trinh, Huong Thi Le, et al. Preference and willingness to pay for nutritional counseling services in urban Hanoi. F1000Res.2017;6:223. doi:10.12688/f1000research.10974.2.
7. WHO recommendations on antenatal care for a positive pregnancy experience – Highlights and Key Messages. World Health Organization, 2018. Accessed October 1, 2024 at:https://www.who.int/publications/i/item/WHO-RHR-18.02
8. Phạm Thị Thắm, Đoàn Ngọc Thủy Tiên, Ngô Thị Thanh Vân và cs. Nhu cầu và sự sẵn sàng chi trả cho dịch vụ tư vấn dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019. Tạp chí Y tế Công cộng. 2020;53:15-25.
9. Khổng Kim Chung, Đặng Việt Đức, Nguyễn Bá Tâm và cs. Nhu cầu tư vấn dinh dưỡng của người bệnh rung nhĩ điều trị ngoại trú thuốc chống đông kháng vitamin K tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022;153 (5):155-164.
10. Maternal, infant and young child nutrition. World Health Organization, 2021. Accessed August 5, 2024 at: https://apps.who.int/gb/ebwha/pdf_files/EB150/B150_23-en.pdf
11. Lutfey KE, & Freimuth VS. Perceptions of health and nutrition among low-income African American women: Implications for health care. Journal of Health Care for the Poor and Underserved. 2015;26(3): 644-661.
12. Liêu Thúy Phượng, Lâm Đức Tâm. Nghiên cứu kiến thức, thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai tháng cuối thai kỳ tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021;37:151-158.
13. Scholl RM, Ecker JD, Yudkoff SE, Hollar EL. A systematic review of nutrition counseling during pregnancy: A scoping review. Journal of Midwifery & Women's Health. 2020;65(4):643-655.
14. Nguyễn Thị Đính, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Thu Liễu, Nguyễn Thị Thu Thủy. Nhu cầu, khả năng chi trả cho suất ăn bệnh lý và TVDD của người bệnh tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020;129 (5):173-178.
15. Đỗ Tuấn Đạt, Nguyễn Thị Thu Hà. Khảo sát sự hài lòng của sản phụ sau mổ lấy thai tại Khoa Sản thường A3 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;535:262-266.
16. Ngô Ngọc Ánh, Trương Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Ngọc Linh, Lê Thị Thanh Hoa. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng hợp lý ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 15-49 tại xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023;528: 354-359.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.