TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU NẶNG VÀ RẤT NẶNG TẠI KHOA NỘI TIẾT – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thừa cân, béo phì và chế độ ăn không lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng triglycerid máu.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 63 đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) tăng triglycerid (TG) nặng và rất nặng điều trị tại khoa Nội tiết đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tần suất tiêu thụ thực phẩm và khẩu phần ăn 24h của nhóm đối tượng này. ĐTNC là người bệnh có TG máu từ 5,6mmol/l trở lên trong thời gian từ tháng 2/2023 đến tháng 7/2024.
Kết quả: ĐTNC chủ yếu là nam giới (61,9%), dưới 60 tuổi (85,7%), bị đái tháo đường (55,6%). Nồng độ TG máu trung bình là 29,4 mmol/l, phần lớn ĐTNC tăng triglycerid rất nặng trên 11,3 mmol/l (95,2%). 55,5% ĐTNC bị thừa cân béo phì, nhóm có TG ≥ 11,3mmol bị thừa cân béo phì nhiều hơn so với nhóm có TG< 11,3mmol/l (p>0,05). Phần lớn ĐTNC bị béo trung tâm (95,2% có tỷ số eo hông cao). Tần suất tiêu thụ rượu bia, đồ ngọt, thịt ba chỉ, thịt lẫn mỡ, nội tạng động vật, chế biến sẵn hàng tuần, hàng ngày khá cao. Nồng độ TG của những ĐTNC này cũng có xu hướng cao hơn so với người ăn ít hơn. Lipid trong khẩu phần 24h chiếm tỷ lệ cao, ĐTNC có TG cao hơn có xu hướng ăn nhiều chất béo hơn. Hàm lượng chất xơ khẩu phần thấp.
Kết luận: Tỷ lệ thừa cân béo phì và tần suất tiêu thụ rượu bia, đồ ngọt, thịt ba chỉ, thịt lẫn mỡ, nội tạng động vật, chế biến sẵn hàng tuần, hàng ngày khá cao ở những người bị tăng triglycerid máu nặng và rất nặng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tình trạng dinh dưỡng, tăng triglyceride máu nặng, tăng triglyceride máu rất nặng
Tài liệu tham khảo
2. Mach F, Baigent C, Catapano AL, et al. 2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk: The Task Force for the management of dyslipidaemias of the European Society of Cardiology (ESC) and European Atherosclerosis Society (EAS). Eur Heart J. 2020;41(1):111–188.
3. Virani SS, Morris PB, Agarwala A, et al. 2021 ACC Expert Consensus Decision Pathway on the Management of ASCVD Risk Reduction in Patients With Persistent Hypertriglyceridemia: A Report of the American College of Cardiology Solution Set Oversight Committee. J Am Coll Cardiol. 2021;78(9):960–993.
4. Viện Dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội, 2016
5. Berglund L, Brunzell JD, Goldberg AC, et al.. Evaluation and treatment of hypertriglyceridemia: an Endocrine Society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab. 2012;97(9):2969–2989.
6. Christian JB, Bourgeois N, Snipes R, et al. Prevalence of severe (500 to 2,000 mg/dl) hypertriglyceridemia in United States adults. Am J Cardiol. 2011;107(6):891–897.
7. Pacific WHORO. The Asia-Pacific perspective : redefining obesity and its treatment, Sydney : Health Communications Australia. 2000
8. Medeiros and Wildman R.E.C. (2018), Advanced Human Nutrition, Jones & Bartlett Learning.
9. Viện Dinh dưỡng (2017), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, nhà xuất bản y học.
10. Bays HE, Toth PP, Kris-Etherton PM, Abate N, Aronne LJ, Brown WV, Gonzalez-Campoy JM, Jones SR, Kumar R, La Forge R, Samuel VT. Obesity, adiposity, and dyslipidemia: a consensus statement from the National Lipid Association. J Clin Lipidol. 2013 Jul-Aug;7(4):304-83.
11. Bảy N.Q. and Lưu P.T. (2020). Đặc điểm và kết quả điều trị tăng Triglyceride máu nặng tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam, (91+92), 85–92.
12. Nguyễn VH, & Nguyễn, KDV. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng triglyceride máu cao. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology. 2023; (54): 69-75.
13.Chait A, den Hartigh LJ. Adipose Tissue Distribution, Inflammation and Its Metabolic Consequences, Including Diabetes and Cardiovascular Disease. Front Cardiovasc Med. 2020;7:22.
14.Skulas-Ray AC, Wilson PWF, Harris WS, et al. Omega-3 Fatty Acids for the Management of Hypertriglyceridemia: A Science Advisory From the American Heart Association. Circulation. 2019;140(12):e673–e691.
15. Han Y, Jang K, Kim U, et al. The Possible Effect of Dietary Fiber Intake on the Metabolic Patterns of Dyslipidemia Subjects: Cross-Sectional Research Using Nontargeted Metabolomics. J Nutr. 2023, 153(9):2552–2560.