ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH BỆNH VIỆN THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ XUẤT SẮC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngô Văn Quang1,, Trần Nguyễn Thu Thảo1, Trương Thị Thuận1
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác động của mô hình Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) xuất sắc triển khai tại Đà Nẵng lên thực hành của bà mẹ và kỹ năng tư vấn hướng dẫn của nhân viên y tế về NCBSM.


Phương pháp: 295 bà mẹ sinh con tại 3 bệnh viện đã đạt Danh hiệu bệnh viện thực hành NCBSM xuất sắc (nhóm can thiệp) và 184 bà mẹ thuộc nhóm 5 bệnh viện chưa đạt Danh hiệu (nhóm không can thiệp) được chọn ngẫu nhiên và phỏng vấn qua điện thoại sau sinh 2 tháng để đánh giá thực hành NCBSM; 41 nhân viên y tế (NVYT) thuộc mỗi nhóm bệnh viện trên được đánh giá kỹ năng tư vấn, hướng dẫn bà mẹ cho con bú bằng bảng kiểm quan sát thực hành.


Kết quả: Tỉ lệ NCBSM hoàn toàn đến khi trẻ 2 tháng tuổi ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm không can thiệp; 81,4% so với 71,2% (p = 0,01). Tỉ lệ trẻ được tiếp xúc da-kề-da đúng chuẩn từ 90 phút trở lên ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm không can thiệp; 63,2% so với 36,8% (p<0,01). So với nhóm can thiệp thì nhóm không can thiệp có tỉ lệ bà mẹ không được tư vấn hướng dẫn về NCBSM cao hơn; 7,2% so với 2,0% (p<0,01), tỉ lệ bà mẹ cho trẻ dùng sữa công thức  cao gấp hơn 2 lần 19,6% so với 7,2% (p<0,01). Điểm kỹ năng thực hành tư vấn, hướng dẫn bà mẹ cho con bú và tỉ lệ điểm đạt của NVYT thuộc nhóm can thiệp cao hơn nhóm không can thiệp: 27,1 điểm so với 23,7; và 100% so với 53,7% (p<0,001).


Kết luận: Mô hình Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc đã có tác động tích cực lên thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ và kỹ năng tư vấn của nhân viên y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sankar MJ, Sinha B, Chowdhury R, et al. Optimal breastfeeding practices and infant and child mortality: a systematic review and meta-analysis. Acta Paediatrica. 2015;104(S467):3–13. Doi: 10.1111/apa.13147
2. Ma J, Qiao Y, Zhao P, et al. Breastfeeding and childhood obesity: A 12-country study. Matern Child Nutr. 2020;16:e12984. Doi: 10.1111/mcn.12984
3. Ruowei Li, Julie Ware, Aimin Chen, Jennifer M. Nelson, Jennifer M. Kmet, Sharyn E. Parks, et al. Breastfeeding and post-perinatal infant deaths in the United States, A national prospective cohort analysis. The Lancet. 2022;5. Doi: 10.1016/j.lana.2021.100094.
4. Victora CG, Bahl R, Barros AJ, França GV, Horton S, Krasevec J, Murch S, Sankar MJ, Walker N, Rollins NC; Lancet Breastfeeding Series Group. Breastfeeding in the 21st century: epidemiology, mechanisms, and lifelong effect. Lancet. 2016;387(10017):475-90. Doi: 10.1016/S0140-6736(15)01024-7.
5. Bộ Y tế. Nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tài liệu dùng cho cán bộ Y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các tuyến. Năm 2015.
6. UNICEF. Breastfeeding practice worldwide. World Breastfeeding Week 2020. July 2020. https://data.unicef.org/resources/world-breastfeeding-week-2020/
7. Tổng cục Thống kê Việt Nam và UNICEF. 2021. Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021. Báo cáo kết quả điều tra. Hà Nội.
8. UNICEF. Baby-Friendly Hospital Initiative. Ten steps to successful breastfeeding, from UNICEF and the World Health Organization. Có sẵn ngày 16/01/2022 tại: https://www.unicef.org/documents/baby-friendly-hospital-initiative
9. WHO. Ten steps to successful breastfeeding. https://www.who.int/teams/nutrition-and-food-safety/food-and-nutrition-actions-in-health-systems/ten-steps-to-successful-breastfeeding
10. Sonja Merten 1, Julia Dratva, Ursula Ackermann-Liebrich. Do baby-friendly hospitals influence breastfeeding duration on a national level? Pediatrics. 2005;116(5):e702-8; Doi: 10.1542/peds.2005-0537
11. A Spaeth, S Merten, E Zemp, J Dratva. The impact of Baby-Friendly Hospital designation on duration of breastfeeding in Switzerland: Julia Dratva. European Journal of Public Health. 2017; 27(S3), ckx187.488. Doi: 10.1093/eurpub/ckx187.488.
12. Gavine A, MacGillivray S, Renfrew MJ, et al. Education and training of healthcare staff in the knowledge, attitudes and skills needed to work effectively with breastfeeding women: a systematic review. Int Breastfeed J. 2017; 12(6). Doi: 10.1186/s13006-016-0097-2
13. Bộ Y tế. Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 về việc phê duyệt Tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
14. Bộ Y tế. Quyết định số 5913/QĐ-BYT ngày 29/12/2021 về việc Phê duyệt tài liệu “Tiêu chí và hướng dẫn đánh giá công nhận Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”.
15. US CDC. National Immunization Survey. United States Rates of Any and Exclusive Breastfeeding by Age Among Children Born in 2019. https://www.cdc.gov/breastfeeding/data/facts.html
16. US CDC. Breastfeeding Report Card. United States 2022. https://www.cdc.gov/breastfeeding/data/reportcard.htm.