THỰC TRẠNG TĂNG ACID URIC MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Liễu1,, Trần Thị Phúc Nguyệt1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tăng acid uric máu và mô tả một số yếu tố liên quan tới tăng acid uric máu của cán bộ nhân viên (CBNV) trường Đại học Y (ĐHY) Hà Nội năm 2014. Phương pháp: Điều tra mô tả cắt ngang trên 300 cán bộ nhân viên của trường Đại học Y Hà Nội. Xét nghiệm các thành phần máu, phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng để xác định tỉ lệ tăng acid uric máu và mô tả một số yếu tố liên quan. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 39,2± 10,2. Tỷ lệ nam là 33,7% và nữ là 66,3%. Tỷ lệ tăng acid uric máu là 23,3% (45,5% đối với nam và 12,1% đối với nữ). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tăng acid uric máu có xu hướng tăng dần. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tăng acid uric máu là: giới nam, tuổi từ 40 trở lên, thừa cân béo phì, béo bụng, chỉ số vòng eo/ vòng mông cao, tăng cholesterol, tăng triglycerid, tần suất sử dụng thịt đỏ thường xuyên và tần suất sử dụng bia thường xuyên (p<0,05). Kết luận: Các chỉ tiêu nhân trắc và hoá sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện sớm và dự báo cộng đồng có nguy cơ cao về tăng
acid uric máu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bhole V., de Vera M. ,M. M. Rahman (2010). Epidemiology of gout in women: Fifty-two-year followup of a prospective cohort. Arthritis Rheum, 62(4), 1069-1076.
2. Lê Văn Đoàn (2008). Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở cán bộ quân đội tuổi trung niên tại Quân khu V, Luận án Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y.
3. Bộ môn nội (2012). Rối loạn chuyển hóa Glucid, Bài giảng bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Y học, tr 327.
4. Bộ Y tế ( 2013). Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tim mạch, Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, tr171
5. Bộ Y tế (2003). Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90-thế kỷ 20. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. De Vera M. Bhole V., M. M. Rahman (2010). Epidemiology of gout in women: Fifty-two-year followup of a prospective
cohort. Arthritis Rheum, 62(4), tr. 1069-1076.
7. Phan Văn Hợp (2011). Tình hình tăng acid uric máu và kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở người cao tuổi tại hai xã huyện Vụ Bản Nam Định năm 2011. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Thái Bình.
8. Curhan G. C. Hak A. E., Grodstein F., et al. (2009). Menopause, postmenopausal hormone use and risk of incident gout. Ann Rheum Dis, 69(7), tr. 1305-1309.
9. Wang M. H Chiou W. K, Huang D. H, et al. (2010). The relationship between serum uric acid level and metabolic syndrome: differences by sex and age in Taiwanese. J Epidemiol, 20(3), tr. 219-224.
10. Trần Văn Lộc Doãn Thị Tường Vi, Quách Hữu Trung (2008). Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tăng acid uric máu và bệnh gút ở người trưởng thành tại bệnh viện 19-8. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 3(4), tr. 170-177.
11. Phạm Thị Thu Hương Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Trọng Hưng (2011). Đánh giá thực trạng khẩu phần, thói quen ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh nhân gout. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 7(1), tr. 60-68