DIẾN BIẾN KHẨU PHẦN VÀ TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRƯỚC KHI SINH VÀ 6 THÁNG SAU KHI SINH

Tuấn Thị Mai Phương1,, Trương Tuyết Mai1, Nguyễn Thị Lâm1
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dinh dưỡng hợp lý khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiếu vi chất ở Phụ nữ có thai (PNCT). Khẩu phần ăn có giá trị sinh học thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt kẽm- một chất có nhiều trong các loại thịt đỏ, thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản. Nghiên cứu chiều dọc, trên 80 đối tượng PNCT ngoại thành Hà Nội được tiến hành với mục tiêu: Xác định diễn biến khẩu phần và tình trạng thiếu kẽm tại thời điểm trước khi sinh và 6 tháng sau khi sinh. Kết quả: Tiêu thụ năng lượng
của PNCT ngoại thành Hà Nội tại thời điểm 1 tháng trước sinh và 6 tháng sau sinh lần lượt là 2064 kcal/ngày và 2004 kcal/ngày, đáp ứng 82% và 78,5% NCKN; khẩu phần sắt tại 2 thời điểm là 16 mg/ngày, khẩu phần canxi trước sinh đạt 613,3 mg/ngày, 6 tháng sau sinh đạt 569,6 mg/ngày, mức tiêu thụ kẽm trung bình tại 2 thời điểm đạt 12,5 mg/ngày và 12,9 mg/ngày. Nồng độ kẽm huyết thanh tại 2 thời điểm điều tra đều ở ngưỡng thấp (7,3µg ± 1,6 và 9,7µg ± 1,3), tỷ lệ thiếu kẽm tại 2 thời điểm lần lượt là 60% và 27,7%. Kết luận: Tuy ngoại thành là khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khá hơn khu vực nông thôn nhưng tiêu thụ năng lượng và các chất sinh năng lượng của PNCT và BMCCB chưa đáp ứng NCKN; giá trị dinh dưỡng của khẩu phần còn thấp; tỷ lệ thiếu kẽm ở PNCT còn cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tianan Jiang et al (2005). Micronutrient Deficiencies in Early Pregnancy Are Common, Concurrent,and Vary by Season
among Rural Nepali Pregnant Women. The Journal of Nutrition, 135: 1106 –1112, 2005.
2. Hotz C and Brown KH et al (2004). Assessment of the risk of zinc deficiency in populations and options for its control. Eds . Food and Nutrition Bulletin 25: S91-S204, 2004
3. Yewelsew Abebe et al (2007).Inadequate intakes of dietary zinc among pregnant women from subsistence households in Sidama, Southern Ethiopia. Public Health Nutrition: 11(4), 379–386
4. Janet C King, et al (2007) .Determinants of maternal zinc status during pregnancy. J Clin Nutr2000;71(suppl):1334S–43S
5. Lê Danh Tuyên (2016). Nhu cầu dinhdưỡng khuyến nghị cho người Việt nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
6. Trần Thúy NGa (2015). Báo cáo Kết quả tổng điều tra vi chất năm 2014-2015. Hội nghị phòng chống thiêu máu của UNICEF
2015.
7. Nguyễn Thị Thanh Tâm và Cs (2014). Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần thực tế của phụ nữ mang thai huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm Tập 10 - số 4 - Tháng 12 năm 2014
8. Nguyễn Việt Hưng, Vũ Thị Thu Hiền (2012). Khẩu phần Canxi của bà mẹ đang cho con bú tại huyện Hoài Đức, Hà nội. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 11(848), 38-40.
9. Nguyễn Thanh Danh và cs (2009). Tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai tại TP Hồ Chí Minh. Tạp
chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 5, số(1).
10.Phan Bích Nga ( 2012). Thiếu Vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệu quả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng.