HIỆU QUẢ TĂNG CƯỜNG ĐA VI CHẤT LÊN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT CỦA TRẺ GÁI TỪ 11-13 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH YÊN BÁI NĂM 2019

Phạm Văn Doanh1,, Trần Thúy Nga2, Nguyễn Song Tú2, Huỳnh Nam Phương2, Nguyễn Thúy Anh2, Trần Quang Bình
1 Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
2 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù đôi, đánh giá hiệu quả sử dụng viên đa vi chất (ĐVC) lên tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của nhóm trẻ gái 11-13 tuổi (HAZ > -4 đến HAZ < -1) tại một số trường dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái, phân loại chỉ số sinh hóa theo WHO (2001). Tổng số 472 trẻ tham gia can thiệp chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm theo lớp, nhóm can thiệp uống viên ĐVC: bổ sung vitamin A (400 mcg), Acid Folic (150 mcg), sắt (15 mg) và hơn 20 loại vi chất khác, nhóm chứng uống viên giả dược, 5 ngày/tuần trong 6 tháng. Kết quả sau 6 tháng trung bình nồng độ hemoglobin của nhóm can thiệp tăng 7,42 ± 9,68 g/L; nhóm chứng tăng 3,57 ± 12,72 g/L (p<0,001), nồng độ ferritin trung vị (khoảng tứ phân vị) nhóm can thiệp tăng 2,60 (-11,7 -20,4) μg/L; nhóm chứng giảm -0,75(-16,5-15,7) μg/L. Ở nhóm can thiệp tỷ lệ thiếu máu giảm 39,8% (p<0,001), tỷ lệ sắt cạn kiệt giảm 11,3 % so với nhóm chứng. Mặc dù sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê về tình trạng thiếu sắt sau 6 tháng can thiệp, nhưng chúng tôi nhận thấy việc bổ sung ĐVC dinh dưỡng cho trẻ em gái trong 6 tháng có tác dụng cải thiện các chỉ số sinh hóa và tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.

Chi tiết bài viết