TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN THỰC TẾ BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN MẮC BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM NĂM 2015

Đặng Thị Hoàng Khuê1,, Đinh Thị Kim Anh1, Huỳnh Thị Phương Thảo1, Phạm Thị Nhật Thành1
1 Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân nhập viện mắc bệnh đường tiêu hóa. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 276 bệnh nhân nhập viện tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chỉ số BMI, SGA và khẩu phần ăn thực tế. Kết quả: Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5) là 26,1%. Tỉ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA là 36,2%. Năng lượng khẩu phần của bệnh nhân 1300 kcal/ngày, đạt 76,4% so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng vitamin A và C trong khẩu phần thấp (212,9 mcg và 51,2 mg). Lượng sắt trong khẩu phần chưa đáp ứng đủ nhu cầu (7,4g/ngày). Tỉ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G chưa cân đối (17,3: 23,9: 58,8). Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa mới nhập viện còn cao. Năng lượng khẩu phần của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa chưa đáp ứng nhu cầu. Số liệu là cơ sở cho việc xây dựng một khẩu phần ăn cân đối, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Vân Hồng (2008), Sổ tay tiêu hóa thực hành, NXB Y học, Hà Nội, 3.
2. Nguyễn Nhật Minh, Nguyễn Đỗ Huy (2013). Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012. Y học thực hành, 874(6).
3. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt (2011). Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học y học. NXB Y học, Hà Nội.
4. WHO expert consultation (2004). Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. The Lancet, 12.
5. Mclaughilin JR, Detsky AL, Baker Jr, et al (1987). What is Subjective Global Assessment of nutritional status?. Parent Ent Nutrition 11, tr.8-13.
6. Bộ Y Tế (2006). Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, NXB Y, Hà Nội.
7. Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
8. Hạnh TTM, Yoshimura Y (2004). Phần mềm Eiyokun Việt Nam, NXB Y học, Hồ Chí Minh.
9. Viện Dinh dưỡng, Unicef (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010, NXB Y học, 28
10. Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Nhật Minh (2013). Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 870(5), tr. 40-43.
11.Nguyễn Thị Lâm, Phạm Thu Hương, Nguyễn Bích Ngọc, Trần Châu Quyên và cộng sự (2006), Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 2, số 3+4,tr. 85.
12.Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Thị Lâm, Đỗ Ngọc Tài (2015). Suy dinh dưỡng của người bệnh trong một số bệnh viện năm 2012-2013 và đề xuất các giải pháp can thiệp. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 11, số 3, tr. 32.