CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG VÀ NGOÀI THANG ĐIỂM FINDRICS CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI KHOA KHÁM BỆNH CAO CẤP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2015

Nguyễn Đình Phú1,, Đào Thị Hảo1, Trần Thị Phúc Nguyệt2, Nguyễn Đỗ Huy3
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nghiêm trọng đang gia tăng và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Đánh giá sớm nguy cơ tiến triển bệnh từ khi bình thường, tiền đái tháo đường (TĐTĐ) rất quan trọng để dự phòng và làm chậm sự phát triển của bệnh. Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ và dự đoán tỷ lệ tiến triển thành ĐTĐ theo thang điểm FINDRISC của đối tượng nghiên cứu để kiểm soát tỷ lệ ĐTĐ từ đối tượng có yếu tố nguy cơ. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả ở 240 bệnh nhân từ 45 tuổi đến dưới 70 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh Cán bộ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8-11/2015. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ của TĐTĐ: Người trên 55 tuổi có nguy cơ mắc TĐTĐ cao hơn người dưới 55 tuổi (OR=1,87, 95%CI:1,06-3,32); Có tiền sử gia đình về ĐTĐ (OR=3,17, 95%CI:1,4-7,17); vòng eo to (OR=2,15, 95%CI:1,22-3,81); thừa cân béo phì (OR=1,98, 95%CI:1,11-3,53); lạm dụng bia rượu (OR=2,44, 95%CI:1,35-4,42); Ước tính tỷ lệ tiến triển ĐTĐ týp 2 trong 10 năm tới, nhóm bình thường 7,0%; nhóm TĐTĐ 19,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Diabetes Federation (2011). IDF Diabetes Atlas. Fifth Edition, p.64-74.
2. Lindstrom J. et al (2006). Sustained reduction in the incidence of type 2 diabetes by lifestyle intervention: Follow-up of the Finnish Diabetes Prevention Study. Lancet. Vol. 368, p. 1673
3. WHO Expert Consultation (2004). Appropriate Body Mass index for Asian Populations and Its implications for policy and intervention strategies. The Lancet, Vol. 363: p.161.
4. American Diabetes Association (2006). Diabetes Care, 2006; 29 (suppl; 1): pp. S43- S48.
5. WHO (2008). Waist circumference and Waist-Hip. Report of WHO Expert consultation. Switzerland, pp20.
6. Tạ Văn Bình, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cs (2007). Đánh giá tỷ lệ đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tại một quận nội thành và nột huyện ngoại thành Hà Nội. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, tr.617-627.
7. Dzoãn Thị Tường Vi (2011). Nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở đối tượng 30-60 tuổi tại Bệnh viện 19.8. Tạp chí Y học thực hành. Số 8 (775 - 776), 2011, tr 496.
8. Yoon K.H., Lee J.H., Kim J.W., et al (2006). Epidemic Obesity and Diabetes Type 2 in Asia. The Lancet, Vol. 368, pp.1681.
9. WHO (2003). Surveillance of risk factors for noncommunicable disease: The WHO STEP wise approach. Geneva: pp.2-24