VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN

Nguyễn Thị Lâm1,
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dinh dưỡng điều trị là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp cho người bệnh. Do đó nơi nào không có tổ chức ăn điều trị thì nơi đó không thể có điều trị hợp lý được.


- Ăn điều trị có tác dụng trực tiếp tới tình trạng bệnh và căn nguyên sinh bệnh như đối với các bệnh thiếu vitamin -khoáng chất, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, hôn mê do ure máu cao, suy thận, viêm gan, viêm loét
dạ dày, hành tá tràng, suy tim, vữa xơ động mạch, đái tháo đường…
- Ăn điều trị còn nhằm nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể chống lại bệnh tật. Y học hiện đại đánh giá rất cao vai
trò phản ứng của cơ thể trước các bệnh tật. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh là sự phát triển của các quá
trình sinh bệnh trong tất cả các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc phụ thuộc một phần lớn vào phản ứng, khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng cũng như nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Ăn còn là biện pháp để đề phòng các bệnh cấp tính khỏi trở thành mạn tính. Ăn điều trị cịn gip giảm cc biến chứng của bệnh v đề phòng tái phát.
- Dinh dưỡng hợp lý còn nhằm mục đích phòng bệnh. Khi bệnh còn ở giai đoạn phát triển kín đáo, nếu chế độ ăn phù hợp có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Bộ Y tế (2011). Thông tư 07/2011/TT-BYT: “Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”, Hà Nội.
2.Bộ Y tế (2011). Thông tư 08/TT08-BYT : “Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện” , Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2015). Thông tư 28/2015/TTLTBYT-BNV ngày 7/10/2015 về Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng.
4. Hà Huy Khôi và CS (2002). Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học
5. Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm và CS (2014). Hiệu quả của chăm sóc dinh dưỡng sớm cho bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng đường tiêu hóa. Đề tài hợp tác quốc tế Viện Dinh dưỡng.
6. Chu Thi Tuyết (2015). Hiệu quả dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng -tiêu hóa mở có chuẩn bị tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2013. Luận án tiến sỹ y hoc. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
7. Nguyễn Đỗ Huy (2012). Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012. Tạp chí y học thực hành, 6 (874).
8. Đào Thị Thu Hoài (2016). Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu bệnh viên Bạch Mai năm 2015. Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành dinh dưỡng, ĐHYHN.
9. Đỗ Thúy Nga (2014). Đánh giá tình trạng đinh ưỡng bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại BV K năm 2014. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 309-313.
10. Phạm Văn Bắc (2016). Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn thực tế và thói quen ăn uống của bệnh nhân tại khoa nội tim mạch bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2015-2016. Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành dinh dưỡng, ĐHYHN.
11. Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Ngọc Khuê và CS (2016). Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện. NXB Y học.