TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ IQ CỦA TRẺ EM TIỂU HỌC VIỆT NAM

Lê Nguyễn Bảo Khanh1,, Lê Thị Hợp2, Nguyễn Hồng Trường1, Nguyễn Hữu Chính1, Hoàng Thị Xuyến3, Ilse Khouw4, Paul Deurenberg5
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội
2 Hội Dinh dưỡng Việt Nam
3 Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương
4 FrieslandCampina
5 Malaysia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trẻ Việt Nam dưới 12 tuổi đang phải chịu gánh nặng kép của tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn hàng ngày không đạt nhu cầu khuyến cáo cho nhiều chất dinh dưỡng, nhất là nhu cầu canxi và vitamin D, dẫn tới giảm khả năng học tập của trẻ. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem liệu có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với IQ và nếu có thì liên quan thế nào. Phương pháp: Nghiên cứu đã thực hiện trên 1893 học sinh tiểu học 6-11 tuổi, sử dụng mô hình Hồi quy logistic thứ bậc để phát hiện mối tương quan giữa IQ (đánh giá bằng test Raven) với khẩu phần dinh dưỡng (được xác định bằng phương pháp phỏng vấn 24h qua cho 1 ngày ăn gần nhất) và tình trạng nhân trắc dinh dưỡng. Phân tích thống kê được thực hiện trên số liệu đã hiệu chỉnh theo phân bố dân số cập nhật (2010). Kết quả: IQ không liên quan tới khẩu phần dinh dưỡng hiện nay, trong khi có mối liên quan mật thiết với các biến: tuổi, HAZ, trình độ học vấn của mẹ, chỉ số thịnh vượng của gia đình - những yếu tố liên quan tới khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng dài hạn của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 Brown, L. and Pollitt E. (1996). Malnutrition, poverty and intellectual development. Sci. Am., 274: 38-43.
2 Calvo M.S., Whiting S.J., Barton C.N. (2005). Vitamin D intake: a global perspective of current status. J. Nutr. 135 (2): 310–6.
3 Eyles D, Brown J, MacKay-Sim A, McGrath J, Feron F (2003). Vitamin D3 and brain development. Neuroscience ;118:641–53.
4 Ghazi1 H.F., Isa Z.M., Aljunid S., Tamil A.M. and Abdalqader M.A. (2012). Nutritional Status, Nutritional Habit and Breakfast Intake in Relation to IQ among Primary School Children in Baghdad City, Iraq. Pakistan Journal of Nutrition 11 (4): 379-382
5 Ghazi H.F., Isa Z.M., Aljunid S., Shah S.A. and Abdalqader M.A. (2013). Intelligence Quotient (IQ) Relationship with Energy Intake and Micronutrient Composition among Primary School Children in Baghdad City, Iraq. Pakistan Journal of Nutr. 12(2)200-204
6 Greenwood, C.E. and Craig R.E.A. (1987). Dietary influences on brain function: Implications during periods of neuronal maturation. Curr.Topics Nutr.Dis., 16: 159-216
7 Ivanovic, D., A. Almagia, T. Toro, C. Castro, H. Pe´rez, M.S. Urrutia, J. Cervilla, E. Bosch and R. Ivanovic (2000). Impact of nutritional status on brain development, intelligence and scholastic achievement in a multifactorial approach. La Educacio´n, 44: 3-35.
8 Lê Nguyễn Bảo Khanh, Lê Thị Hợp, Nguyễn Đỗ Vân Anh, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Đình Dũng, Bùi Văn Tước (2012). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh phổ thông khu vực thành thị, nông thôn và miền núi. Đề tài NCKH cấp Bộ đã nghiệm thu theo QĐ 2579/QĐ-BYT
9 Khanh LNB, Hop LT, Anh NDV, Nga TT, Chinh NH, Do TT, Paul D., Ilse TK (2013). Double burden of undernutrition
and overnutrition in Vietnam in 2011: results of the SEANUTS study in o.5-11- year-old children. British Journal of Nutrition, 110, s45-s56
10 Lê Nguyễn Bảo Khanh, Paul Deurenberg, Lê Thị Hợp (2016). Thiết kế và
thực hiện SEANUTS tại Việt Nam. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, Tập 12 số 1, 1/2016
11 Raven’s Progressive Matrices. http://education.pearsonassessments.com
12 Shariff JM., R.D. Jenny, T. Bond and N.E Johnson (2000). Nutrition and educational achievement of urban primary schoolchildren in Malaysia. Asia Pacific J. Clin.Nutr., 9: 264-273.
13 Sorenson M. (2013). Mental disoders sparked by vitamin D deficiency. Natural Health 365, copyright 2016.
14 Taras H.(2005). Nutrition and Student Performance at School. J Sch Health.;75(6):199-213]
15 Toga, A.W., Thompson PM. and Sowell, ER. (2006). Mapping brain maturation. Trends Neurosci., 29: 148-159.
16 Tổng Cục Thống kê (2010). Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. NXB Thống kê
17 UNICEF (2006). Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phu nữ (Multiple Indicator Cluster Survey-MICS).