SUY DINH DƯỠNG VÀ THIẾU MÁU Ở HỌC SINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Minh Hạnh1,, Đỗ Thị Ngọc Diệp1, Phạm Ngọc Oanh1
1 Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) và thiếu máu ở học sinh (HS) các cấp học tại TP.HCM năm 2014. phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 11072 HS tiểu học, trung học cơ sở, và trung học phổ thông tại TP.HCM để đánh giá tình trạng SDD; Trong đó, 1012 HS được chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu máu làm xét nghiệm hemoglobin. SDD được xác định khi chiều cao theo tuổi < -2SD (thể thấp còi) và BMI theo tuổi <-2SD (thể gầy còm) so với quần thể chuẩn WHO 2007. Thiếu máu được xác định khi Hb < 11,5 g/dl ở học sinh 6-11 tuổi, Hb < 12 g/dl ở học sinh 12-14 tuổi và nữ sinh ≥15 tuổi, Hb < 13g/dl ở nam sinh ≥15 tuổi. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở HS lần lượt là 3,7% và 3,4%, cao nhất ở HS THPT lần lượt là 7,8% và 5,8%. Tỷ lệ thiếu máu ở HS là 3,2%, cao nhất ở nữ sinh trung học phổ thông (THPT) (7,5%) so với các đối tượng còn lại. HS SDD thấp còi có tỷ lệ thiếu máu cao hơn so với HS không SDD thấp còi (9,6% so với 2,8%, p<0,01). Kết luận: Thiếu máu ở nữ sinh THPT là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở mức độ nhẹ (theo WHO). Cần tiếp tục chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng: bổ sung viên sắt dự phòng thiếu máu cho đối tượng này. Cần tầm soát tình trạng thiếu máu ở HS bị SDD thấp còi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ignacio Jáuregui-Lobera (2014). Iron deficiency and cognitive functions. Neuropsychiatr Dis Treat, 10: 2087–2095.
2. More S., Shivkumar V.B., Gangane N.,and Shende S. (2013). Effects of Iron Deficiency on Cognitive Function in School Going Adolescent Females in Rural Area of Central India. http://dx.doi.org/10.1155/2013/819136 (truy cập ngày 14.2.2017).
3. Nguyễn Nhân Thành, Trần Thị Minh Hạnh, Lê Kim Huệ và Nguyễn Tài Dũng (2006). Tình trạng thiếu máu của học sinh trung học phổ thông tại TP.HCM năm học 2004-2005. Báo cáo Hội nghị Y học Dự phòng TP.HCM.
4. Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, và Đỗ Thị Ngọc Diệp (2012). Diễn tiến tình trạng dinh dưỡng và tăng trưởng học sinh Tp.HCM 2002-2009. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2012. 8(4): p. 17-26.
5. Trần Thị Minh Hạnh, Trần Thị Hồng Loan, Lê Kim Huệ, Phạm Ngọc Oanh, Nguyễn thị Kim Hưng (2003). Tình trạng thiếu máu ở học sinh cấp II đầu năm học 2002-2003. Báo cáo hội thảo Hội dinh dưỡng TP.HCM.
6. Word Health Orgarnization (2001). Iron deficiency aneamia: assessment, prevention, and control. A guide for programme managers. WHO/NHD/01.3: p. 1-114.
7. Word Health Orgarnization. Growth reference data for 5-19 years. Available from: http://www.who.int/growthref/en/(truy cập ngày 14.2.2017).
8. Word Health Orgarnization (2009). WHO AnthroPlus. Available from: http://www.who.int/growthref/tools/en/ (truy cập ngày 14.2.2017).
9. Word Health Orgarnization (1995). Physical status: The use and interpretation of anthropometry. Geneva.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.