ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

Phạm Ngọc Oanh1,, Phan Thanh Tâm2, Trần Quốc Cường3, Lê Thị Mỹ Hạnh1, Văn Thị Giáng Hương1
1 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Y tế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1424 đối tượng từ 18–69 tuổi. Các thông tin được thu thập gồm tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, vòng eo, glucose huyết tương lúc đói và huyết áp.


Kết quả: Tỉ lệ người trưởng thành mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường lần lượt là 8,6% và 15,5%. Đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng dần theo độ tuổi, tình trạng BMI và béo bụng, cao nhất ở nhóm 50–59 tuổi và BMI ≥30 kg/m2. Tuổi từ 45 trở lên (OR=4,67; 95%CI=2,38–9,16), tình trạng béo bụng (OR=3,03; 95%CI=1,57–5,87) và tiền sử gia đình mắc đái tháo đường (OR=2,47; 95%CI=1,64–3,73) là các yếu tố có liên quan đến tăng tỉ lệ mắc đái tháo đường.


Kết luận: Tỉ lệ đái tháo đường đang gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh và cần có những chiến lược can thiệp dự phòng cho người dân trong thời gian tới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Magliano DJ, Boyko EJ, committee IDFDAtes. IDF Diabetes Atlas. Idf diabetes atlas. Brussels: International Diabetes Federation© International Diabetes Federation, 2021; 2021.
2. Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013 Dự án Phòng chống đái tháo đường Quốc gia, hoạt đồng phòng chống các rối loạn thiếu hụt I ốt. Tài liệu nội bộ; 2013: 3–12.
3. Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học điều tra tỷ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường và một số yếu tố liên quan tại Việt Nam năm 2020, (https://www.benhviennoitiet.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=2147:taam-taaat-baao-caao-nghiaan-caaau-khoa-haaac-iaaau-tra-taaa-laaa-aai-thaao-aaang-tiaaan-aai-thaao-aaang-vaa-maaat-saaa-yaaau-taaa-liaan-quan-taaai-viaaat-nam-n-m-2020&Itemid=1556, truy cập ngày 4/5/2023).
4. Bộ Y tế. Khoảng 5 triệu người Việt đang mắc căn bệnh gây nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, cắt cụt chi, (https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/khoang-5-trieu-nguoi-viet-ang-mac-can-benh-gay-nhieu-bien-chung-ve-tim-mach-than-kinh-cat-cut-chi-, truy cập ngày 4/5/2023).
5. Đỗ Thị Ngọc Diệp. Thực trạng bệnh đái tháo đường týp 2 và hội chứng chuyển hóa tại TP HCM và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2012; 8(4):73-79
6. Lan HPT, Thanh DT, Lesley V. Campbell, Tuan V. Nguyen. HbA1c-Based Classification Reveals Epidemic of Diabetes and Prediabetes in Vietnam. Diabetes Care. 2016;39(7) :e93-4. doi: 10.2337/dc16-0654.
7. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết chuyển hóa. Số 3879/QĐ-BYT, ngày 31/8/2010.
8. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Số 3192/ QĐ-BYT, ngày 30/9/2014.
9. Zhang M, Zhang H, Wang C. Development and Validation of a Risk-Score Model for Type 2 Diabetes: A Cohort Study of a Rural Adult Chinese Population. PLoS One. 2016;11(4): e0152054. doi: 10.1371/journal.pone.0152054.
10. Tôn Thất Thạnh, Đỗ Ích Thành, Nguyễn Ngọc Ánh và cộng sự. Thực trạng đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành từ 30 - 69 tuổi và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2018. Tạp chí Y học cộng đồng. 2019; 5(52): 3-9
11. Tran QB, Pham TP, Nguyen TC, et al. High incidence of type 2 diabetes in a population with normal range body mass index and individual prediction nomogram in Vietnam. Diabetic Medicine.2022;39(2): e14680. doi: 10.1111/dme.14680.