TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC MANG THAI VÀ ĐẶC ĐIỂM TĂNG CÂN CỦA PHỤ NỮ Ở BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng trước mang thai, đặc điểm tăng cân trong thai kỳ và kiến thức về tăng cân của phụ nữ mang thai ở ba tháng cuối thai kỳ tại TPHCM. Phương pháp: Điều tra cắt ngang trên 94 phụ nữ mang thai đang điều trị nội trú tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ TPHCM. Đối tượng được cân đo cân nặng, chiều cao, phỏng vấn kiến thức về tăng cân trong thai kỳ, nguồn kiến thức về dinh dưỡng và tăng cân và cân nặng trước khi mang thai. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng được xác định theo tiêu chuẩn BMI cho người Châu Á. Tăng cân được đánh giá dựa trên khuyến nghị tăng cân của IOM. Kết quả: Tỷ lệ nhẹ cân (BMI<18.5), bình thường (BMI 18,5 – 22,9) và thừa cân béo phì (BMI ≥ 23) ở phụ nữ mang thai lần lượt là 9,6%, 73,4% và 17%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai tăng cân dưới, trong và trên mức khuyến nghị lần lượt là 33,7%, 32,6% và 33,7%. Đa số (91%) đối tượng không biết mình cần tăng bao nhiêu cân nặng trong thai kỳ. Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng không tối ưu trước khi mang thai, tăng cân không phù hợp trong thai kỳ và thiếu kiến thức về tăng cân trong thai kỳ là những vấn đề dinh dưỡng quan trọng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phụ nữ mang thai, tăng cân trong thai kỳ, tình trạng dinh dưỡng, thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo
2. Khan, N.C. and H.H. Khoi (2008). Double burden of malnutrition: the Vietnamese perspective. Asia Pac J Clin Nutr. 17 Suppl 1: p. 116-8.
3. Cuong, T.Q., et al. (2007). Obesity in adults: an emerging problem in urban areas of Ho Chi Minh City, Vietnam. Eur J Clin Nutr. 61(5): p. 673-81.
4. Darnton-Hill, I., C. Nishida, and W.P. James (2004). A life course approach to diet, nutrition and the prevention of chronic diseases. Public Health Nutr. 7(1a): p. 101-21.
5. Hanson, M.A. and P.D. (2014). Gluckman, Early developmental conditioning of later health and disease: physiology or pathophysiology? Physiol Rev. 94(4): p. 1027-1076.
6. Ma, R.C., et al. (2013). Gestational diabetes, maternal obesity, and the NCD burden. Clin Obstet Gynecol. 56(3): p. 633-41.
7. Ota, E., et al. (2011). Maternal body mass index and gestational weight gain and their association with perinatal outcomes in Viet Nam. Bull World Health Organ. 89(2): p.127-36.
8. Inoue, S. and P. Zimmet (2000). The AsiaPacific perspective: redefining obesity and its treatment, World Health Organization.
9. Institute of Medicine (2009). National Research Council Committee to Reexamine, The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health, in Weight Gain During Pregnancy: Reexamining the Guidelines, K.M. Rasmussen and A.L. Yaktine, Editors. National Academies Press (US) National Academy of Sciences. Washington (DC).
10.Pongcharoen, T., et al. (2016). Pre-pregnancy body mass index and gestational weight gain in Thai pregnant women as risks for low birth weight and macrosomia. Asia Pac J Clin Nutr. 25(4): p. 810-817.
11.Tsai, I.H., et al. (2012). Associations of the pre-pregnancy body mass index and gestational weight gain with pregnancy outcomes in Taiwanese women. Asia Pac J Clin Nutr. 21(1): p. 82-7.
12.Xiao, L., et al. (2017). Associations of maternal pre-pregnancy body mass index and gestational weight gain with birth outcomes in Shanghai, China. Scientific Reports, 2017. 7: p. 41073.
Các bài báo tương tự
- Nguyễn Bá Phước, Phạm Thị Hương Len , Cáp Minh Đức, TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT ỐNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN KIẾN AN, HẢI PHÒNG NĂM 2019 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 19 Số 1+2 (2023)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.