TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT ỐNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN KIẾN AN, HẢI PHÒNG NĂM 2019

Nguyễn Bá Phước1, Phạm Thị Hương Len 1, Cáp Minh Đức2,
1 Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật ống tiêu hóa.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 60 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ống tiêu hoá tại Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index), công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng chủ quan toàn diện SGA (Subjective Global Assessment) và chỉ số albumin máu.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng là 21,7%, 48,3% và 20,0% lần lượt đánh giá theo BMI, SGA, và albumin máu. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng vừa là 33,3%, và nguy cơ suy dinh dưỡng nặng là 15,0% đánh giá theo SGA.


Kết luận: Suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân nhập viện để phẫu thuật ống tiêu hóa tại Bệnh viện Kiến An. Bệnh nhân vào viện phẫu thuật ống tiêu hóa cần được sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng để phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ về dinh dưỡng và được can thiệp về dinh dưỡng kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thu Hương, Nghiêm Nguyệt Thu, Trần Châu Nguyên, et al. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhập viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết tại Bệnh viện Bạch Mai. Đề tài cơ sở, Viện Dinh dưỡng quốc gia. 2006.
2. DeLegge MH. Nutritional assessment. In Nutrition and Gastrointestinal Diseases. 2008; 1: 334.
3. Braunschweig C, Gomez S, Sheean PM. Impact of Declines in Nutritional Status on Outcomes in Adult Patients Hospitalized for More Than 7 days. Journal of the American Dietetic Association. 2000;100 (11):1316-1322.
4. McWhirter JP, Pennington CR. Incidence and recognition of malnutrition in hospital. BMJ. 1994;308(6934):945-948.
5. Nguyễn Thùy An, Lưu Ngân Tâm. Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật trong bệnh lý gan mật tụy. Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành điều dưỡng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2010.
6. Detsky A S, Baker J P, O'Rourke K, et al. Predicting nutrition-associated complications for patients undergoing gastrointestinal surgery. Journal of Parenteral Enteral Nutrition. 1987;11(5):440-446.
7. Goiburu ME, Goiburu MM, Bianco H, et al. The impact of malnutrition on morbidity, mortality and length of hospital stay in trauma patients. Nutrición Hospitalaria. 2006; 21(5):604-610.
8. Trần Thị Giáng Hương, Nguyễn Thùy Linh. Tình trạng dinh dưỡng trước, sau phẫu thuật và một số yếu tố liên quan đến biến chứng sau phẫu thuật trên 39 người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015. Tạp chí Y Dược Thực hành 175. 2016; 5(1):85-92.
9. Đoàn Duy Tân, Võ Duy Long, Lê Thị Hương. Tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;500(1):252-256.
10. Chu Thị Tuyết. Hiệu quả dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa mở có chuẩn bị tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai năm 2013. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia. 2013.
11. Pham NV, Cox-Reijven PL, Greve JW, et al. Application of subjective global assessment as a screening tool for malnutrition in surgical patients in Vietnam. Clinical Nutrition. 2006;25(1):102-108.
12. Bùi Thị Duyên, Nguyễn Quang Dũng. Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật của người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện quân Y 175 năm 2020. Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm. 2021;17(2):35-45.
13. Trương Thị Thư, Nguyễn Thanh Chò, Hoàng Mạnh An, Phạm Đức Minh. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật cắt dạ dày tại Bệnh viện Quân Y 103. Tạp chí Y-Dược học quân sự. 2018;4:44-50.