TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC PHẪU THUẬT CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ngô Thị Linh1,, Hà Nguyễn Kính Long1, Nguyễn Xuân Hùng1, Trịnh Thị Thanh Bình1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Suy dinh dưỡng (SDD) ở những bệnh nhân phẫu thuật làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng, biến chứng. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) nhằm phát hiện nguy cơ SDD, từ đó có những hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời góp phần nâng cao kết quả điều trị. Có nhiều phương pháp đánh giá TTDD, trong đó phương pháp tổng thể chủ quan (SGA) có độ nhậy và độ đặc hiệu cao, là công cụ tốt để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân nhập viện. Mục tiêu: Đánh giá TTDD trước phẫu thuật và tìm một số yếu tố liên quan với TTDD của bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng (K.ĐTT) tại bệnh viện HN Việt Đức. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Nguy cơ SDD theo SGA, BMI, albumin của BN lần lượt là 55,6%, 19,4% và 8,3%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nguy cơ SDD theo SGA với tỷ lệ sụt cân khi ra viện, với BMI và albumin. Kết luận: Đánh giá TTDD trước phẫu thuật K.ĐTT theo SGA nên được thực hiện, để từ đó người bệnh có thể nhận được những biện pháp điều trị thích hợp và hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McWhirter JP, Pennington CR(1994). The incidence and recognition of malnutrition in hospital. BMJ. 308. 6934. 945-8.
2. Chu Thị Tuyết.(2015). Hiệu quả dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng – tiêu hóa mở có chuẩn bị tại khoa ngoại bệnh viện bạch mai năm 2013. Luận án tiến sĩ y học.
3. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thùy An (2011). Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gan mật tụy tại bệnh viện Chợ Rẫy. NXB Y học TP.Hồ Chí Minh. 4. 387-396.
4. Correia MI, Waitzberg DL. (2003). The impact of malnutrition on morbidity, mortality, length of hospital stay, and costs evaluated through a multivariate model analysis. Clinical Nutrition. 22. 3. 235–9.
5. Barbosa-Silva MC and Barros AJ (2006). Indications and limitations of the use of subjective global assessment in clinical practice: an update. Current Opinion in Clinical Nutrition and Metabolic Care. 9. 263–9.
6. Trường Đại học Y Hà Nội (2006). Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng. NXB Y học, Hà Nội. 15-38.
7. Học viện quân y (2008). Dinh dưỡng lâm sàng. NXB Quân đội nhân dân.
8. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Nguyễn Thanh Long (2013). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ ung thư dạ dày. Y học thực hành. 10. 3-7.
9. Barbosa LR, Lacerda-Filho A.(2014). Barbosa LC. Immediate preoperative nutritional status of patients with colorectal cancer: a warning. Arq Gastroenterol. 51. 331-6.
10. Gupta D & cs (2005). Prognostic significance of Subjective Global Assessment (SGA) in advanced colorectal cancer. European Journal of Clinical Nutrition. 59, 35–40.