TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA THAI PHỤ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020-2021

Nguyễn Thị Trang1,, Vũ Thị Hiền Trinh2, Phan Hướng Dương2, Nguyễn Trọng Hưng3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
3 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai và một số đặc điểm về tiền sử sản khoa, yếu tố nguy cơ ở 173 thai phụ mắc Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2020- 2021. Kết quả: Độ tuổi mắc ĐTĐTK cao nhất từ 21- 34 tuổi chiếm 70%. Tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai: Tỉ lệ nhẹ cân (BMI<18,5), bình thường (BMI từ 18,5- 22,9) và thừa cân béo phì (BMI 23) lần lượt là 5%, 61% và 34%. Trung bình năng lượng tiêu thụ là 1991,1 ± 414,1 kcal/ngày, đa số thai phụ tiêu thụ năng lượng cao hơn so với nhu cầu là 64,7%. Giá trị trung bình đường huyết lúc đói là 5,6 1,6 mmol/l, sau 1 giờ là 11,9±2,5 mmol/l và sau 2 giờ là 10,4 ± 2,9 mmol/l. Tuổi trung bình mắc ĐTĐTK là 31,2 4,7 tuổi, thai phụ trong nhóm từ 21-34 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 70%. Tiền sử sảy thai/ nạo phá thai chiếm tỉ lệ 36,9% và gia đình
mắc ĐTĐ thế hệ thứ nhất là 41,8%. Kết luận: Thừa cân, béo phì trước mang thai chiếm tỉ lệ cao, tại thời điểm chẩn đoán ĐTĐTK đa số thai phụ tiêu thụ năng lượng cao hơn so với khuyến nghị. Trung bình mức đường huyết tại cả 3 thời điểm của nghiệm pháp dung nạp Glucose đều cao hơn ngưỡng chẩn đoán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (1999). Definition, Diagnosis and classification of Diabetes Mellitus and its complications.
2. Gestational diabetes mellitus. Saudi Medical Journal, vol. 36, no. 4, pp. 399–406.
3. C. L. Nguyen et al (2017). Cohort profile: maternal lifestyle and diet in relation to pregnancy, postpartum and infant health outcomes in Vietnam: A multicentre prospective cohort study. BMJ Open, vol. 7, no. 9, p. e016794.
4. A. Jan and C. Weir (2019). "BMI Classification Percentile and Cut Off Points".
5. Hướng dẫn Quốc gia dự phòng và kiểm soát Đái tháo đường Thai kỳ. Quyết định số 6173 /QĐ-BYT ngày 12 /10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 2008.
6. ADA (American Diabetes Association) (2020, ). Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes—2020. DiDiabetes Care 2020 Jan; 43(Supplement
1): S14-S31.
7. Nguyễn Trọng Hưng, Lê Kim Chi, Phan Thế Đồng, Nguyễn Long, Võ Thị Đem (2020). Tình trạng dinh dưỡng của thai phụ Đái tháo đường thai kỳ điều trị ngoại trú tại bệnh viện Từ Dũ
năm 2019. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 166- 2020, trang 55–64.
8. J. E. Hirst, T. S. Tran, M. A. T. Do, F. Rowena, J. M. Morris, and H. E. Jeffery (2012). Women with gestational diabetes in Vietnam: a qualitative study to determine attitudes and
health behaviours. BMC Pregnancy Childbirth, vol. 12, no. 1, p. 81
9. Lê Thanh Tùng (2010). Nghiên cứu tỷ lệ măc bệnh, một số yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng của Đái tháo đường thai kỳ. Luận Án Tiến Sĩ Học Trường Đại Học Hà Nội.
10. Thái Thị Thanh Thúy, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2011). Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ. Luận Văn Thạc Sĩ Học Trường Đại Học Hà Nội.
11. Vũ Bích Nga (2009). Nghiên cứu ngưỡng Glucose máu lúc đói để sàng lọc Đái tháo đường Thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị. Luận án Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y
Hà Nội.
12. Lê Kim Chi, Phan Thế Đồng, Nguyễn Trọng Hưng, Võ Thị Đem, Nguyễn Long (2019). Khảo sát chế độ ăn cho phép kiểm soát đường huyết ở thai phụ Đái tháo đường thai kỳ điều
trị ngoại trú tại bệnh viện Từ Dũ năm 2019. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, vol. 6, no. 16, trang 19–26,13. Lê Thị Thanh Tâm 92017(2017).
13. Nghiên cứu phân bố- một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa của thai phụ Đái tháo đường thai kỳ. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mai Phương, Vũ Văn Tâm (2015). Tỷ lệ Đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2015. Tạp chí Phụ Sản, vol. 13, no.04, trang 34–38.
15. M. Moosazadeh et al (2016). Family history of diabetes and the risk of gestational diabetes mellitus in Iran: A systematic review and meta-analysis. Diabetes Metabolic Syndrome,
vol. 11 Suppl 1, pp. S99–S104.