THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM 18-60 THÁNG TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN NAM TRỰC, NAM ĐỊNH

Lê Thị Thủy1, Cao Thị Thu Hương2,
1 Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
2 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 1416 trẻ em tại 4 xã thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 18 đến dưới 60 tháng tuổi. Các đối tượng được cân, đo chiều dài/chiều cao và phỏng vấn bà mẹ về thông tin chung của trẻ và gia đình. Sử dụng quần thể tham chiếu của WHO để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ được coi nhẹ cân, thấp còi và gầy còm tương ứng khi Z-score cân nặng theo tuổi (WAZ)<-2SD, Z-score chiều cao theo tuổi HAZ< -2SD và Z-score cân nặng theo chiều cao (WHZ)<-2SD. Trẻ được coi là thừa cân-béo phì khi WHZ> +2SD. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Tỷ lệ trẻ nhẹ cân là 16,5%, trẻ thấp còi 24,2%, trẻ gầy còm 3,7%, và trẻ thừa cân béo phì 0,9%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD, gầy còm, thấp còi giữa trẻ nam và trẻ nữ (p > 0,05). Tỷ lệ thấp còi cao nhất ở nhóm tuổi 18 - 23 tháng tuổi (26,1%) và SDD thể nhẹ cân cao nhất ở nhóm tuổi 48 - 59 tháng tuổi (20,3%). Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi của trẻ ở mức trung bình và suy dinh dưỡng gầy còm ở mức nhẹ so với thang phân loại của WHO.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stevens G. A, Finucane M. M, Paciorek C. J, et al. (2012). Trends in mild, moderate, and severe stunting and underweight, and progress towards MDG 1 in 141 developing countries: a systematic analysis of population representative data. Lancet, 380(9844), pp. 824-834.
2. Viện Dinh dưỡng (2015). Thống kê tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua các năm. http://www.who.int/nutgrowthdb/about/introduction/en/index5.html.
3. WHO (1997). Global database on Child Growth and Malnutrition. Geneva, World Health Organization.
4. ACC/SCN (2000). The 4 reports on world nutrition situation, Geneva Press.
5. WHO (2006). Child growth standards. Geneva, World Health Organization.
6. Trần Quang Trung (2014). Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng ven biển Tiền Hải Thái Bình. Luận án tiến sỹ y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
7. Nguyễn Thị Ngọc Bảo (2008). Thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - Bắc Giang 2006 - 2008, Luận án tiến sỹ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.
8. Nguyễn Thị Thi Thơ, Dương Thị Thuy Thủy, Nguyễn Tự Quyết (2013). Tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 23, số 11, tr.106.
9. Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Xuân Ninh, Phạm Văn Hoan (2010). Bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất cho trẻ 6 - 36 tháng tuổi bị thấp còi. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 71(6), tr. 114.
10..Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Xuân Ninh, Phạm Văn Hoan (2010). Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ SDD thấp còi 6-36 tháng tuổi. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 20, Số 10, tr. 22.
11.Lê Thị Hương (2009). Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại một huyện miền núi Tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Y học Thực hành 2009, 669, tr.2-6, 50-51
12.Trần Văn Điển, Nguyễn Ngọc Sáng (2010). Thực trạng bệnh suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thị trấn Núi Đôi, Kiến Thụy, Hải Phòng. Tạp chí Thông tin Y Dược, Số 10,tr. 21-24.