TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2016-2017

Phạm Thị Hương Len1,, Nguyễn Lê Tuấn Anh2, Nguyễn Thùy Linh2, Lê Thị Hương2
1 Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước, sau phẫu thuật và mô tả chế
độ nuôi dưỡng bệnh nhân 7 ngày sau phẫu thuật đường tiêu hóa.
Phương pháp: Nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 109 bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2017.
Kết quả: Tỷ lệ có BMI <18,5 kg/m2 là 16,5%. Nguy
cơ suy dinh dưỡng theo đánh giá tổng thể chủ quan với SGA ở mức độ B,C là 38,5%. Có 35,8%
bệnh nhân giảm Albumin và 31,2% bệnh nhân có thiếu máu trước phẫu thuật. Trong vòng 7 ngày
sau phẫu thuât, có 81,6% bệnh nhân được nuôi dưỡng kết hợp giữa truyền tĩnh mạch với đường
miệng, 9,2% nuôi tĩnh mạch hoàn toàn. Phẫu thuật thực quản có thời gian nuôi đường miệng ít
nhất (2,4 ± 1,5 ngày), phẫu thuật ruột non có thời gian nuôi đường miệng nhiều nhất (4,0 ± 1,6
ngày). Ngày thứ nhất bệnh nhân được nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch và năng lượng
trung bình 816,7 Kcal. Những ngày tiếp theo, tổng năng lượng chỉ đạt 50-60% so với nhu cầu
khuyến nghị. Ngày thứ 8 sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân đều có tình trạng giảm cân (98,1%)
trong đó chủ yếu giảm <5% cân nặng (79,8%). Tỷ lệ bệnh nhân có BMI<18,5 tăng lên từ 16,5%
lên 23,9%.

Chi tiết bài viết

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.