DIỄN BIẾN MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM DẬY THÌ CỦA NỮ HỌC SINH DÂN TỘC THÁI LỨA TUỔI 15 TẠI BA TRƯỜNG THCS THUỘC HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Trần Thị Minh1,, Trần Khánh Thu2, Nguyễn Thế Điệp3
1 Trường Đại học Tây Bắc
2 Bệnh viện Đa khoa Thái Bình
3 Trường ĐH Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mô tả cắt ngang kết hợp theo dõi theo chiều dọc được tiến hành trên 209 học sinh nữ dân tộc
Thái sinh năm 2006 ở 3 trường THCS tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La nhằm đánh giá diễn
biến các chỉ số nhân trắc và đặc điểm tuổi dậy thì của trẻ. Sử dụng chỉ số Z-Score BMI theo
tuổi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy có 85,2% học sinh đã có kinh nguyệt,
còn 14,8% chưa có. Thời điểm có kinh nguyệt phổ biến nhất là độ tuổi 13-14 tuổi với tỷ lệ
66%; Mức tăng cân nặng và chiều cao khoảng 6,2 kg và 6,9 cm, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD)
thấp còi giảm mạnh từ 23,4% xuống 12,4% trong đó SDD thể nặng giảm từ 3,3% xuống 1,9%,
thể vừa giảm từ 20,1% xuống 10,5%. Tỷ lệ SDD gầy còm giảm từ 2,4% xuống còn 0,5%. Tỷ
lệ thừa cân béo phì (TCBP) giảm từ 4,3% còn 1,0%.

Chi tiết bài viết