THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG TRỒNG RAU CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VŨ PHÚC VÀ XÃ VŨ CHÍNH, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2017

Ngô Thị Nhu1,, Lê Thị Kiều Hạnh1, Đinh Thị Kim Anh1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ
thể. Tuy nhiên rau là loại cây trồng có thân lá non mềm, nhiều nước nên là môi trường thích hợp
cho nhiều loài sâu bệnh phá hoại và một loại rau có thể bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại. Vì vậy
việc phòng trừ dịch hại là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp như chọn giống
kháng bệnh, luân canh, luân phiên, bón phân hợp lý, thời vụ thích hợp thì việc dùng hóa chất bảo
vệ thực vật cũng là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tại 400 hộ gia đình chuyên canh rau ở 2 xã Vũ Phúc và Vũ Chính, thành phố Thái Bình cho
thấy 92,0% và 35,3% loại rau ăn lá và rau ăn thân là loại rau thường sử dụng HCBVTV. Nhóm
HCBVTV được sử dụng chủ yếu là thuốc trừ sâu chiếm 96,5%. Tỷ lệ phun HCBVTV từ 3 lần trở
lên trong một vụ rau chiếm tỷ lệ cao nhất (40,2%); thấp nhất là phun 1 lần chiếm 6,0%. Thời điểm
phun chủ yếu là đầu vụ và cuối vụ. Đa số các hộ gia đình tại 2 xã phun phối hợp 2 loại hóa chất
bảo vệ thực vật (chiếm 60,0%).

Chi tiết bài viết