KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM CHÈ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI DỰA TRÊN NHÃN SẢN PHẨM

Nguyễn Thị Thảo1,, Trần Thị Thoa2, Hoàng Quốc Tuấn2, Cung Thị Tố Quỳnh2, Phạm Ngọc Hưng2, Vũ Hồng Sơn1
1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm chè dựa
trên thông tin ghi nhãn trên bao bì sản phẩm. Khảo sát được thực hiên trên 155 mẫu sản phẩm
chè đang lưu thông trên địa bàn Hà Nội và đối chiếu với các quy định về quản lý chất lượng và
truy xuất nguồn gốc hiện hành của nhà nước, đồng thời cũng khảo sát khả năng truy xuất nguồn
gốc đối với các sản phẩm được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và sử dụng mã số mã
vạch. Kết quả cho thấy, có 86,6% số mẫu đáp ứng được toàn bộ thông tin quy định về ghi nhãn
bắt buộc, thể hiện được thông tin cần thiết giúp cho quá trình quản lý. Các thông tin có thể sử
dụng để truy xuất nguồn gốc trong các sản phẩm có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như
cơ sở chế biến, ngày sản xuất (với 100% mẫu đáp ứng yêu cầu), số lô (chỉ có 19,44% số mẫu
đáp ứng yêu cầu). Trong số các sản phẩm có sử dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc,
có 38,95% mẫu có thông tin về mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn
cầu (GLN) là rõ ràng, minh bạch và đáng tin cậy. Những thông tin này giúp dễ dàng tìm hiểu
thông tin sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng như tăng giá trị thương mại của sản phẩm. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các sản phẩm chè có thể truy xuất được nguồn gốc theo nguyên tắc
một bước trước, tuy nhiên vẫn hạn chế khi cần thu hồi và truy tìm nguyên nhân của sự không
phù hợp của sản phẩm .

Chi tiết bài viết