TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2024

Nguyễn Thị Hồng Thắm1,, Nguyễn Đỗ Huy2, Đặng Đức Ngọc1, Bùi Thị Hoa1
1 Bệnh viện E, Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện E năm 2024.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 8/2024 đến tháng 10/2024, phỏng vấn 111 thai phụ đến khám theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn và cân, đo nhân trắc.


Kết quả: Trước khi mang thai, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 15,3%, tỷ lệ thừa cân là 12,6%. Kết quả sàng lọc dinh dưỡng có 35,1% thai phụ có nguy cơ suy dinh dưỡng vừa; 7,2% có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng. Tỷ lệ tăng cân dưới khuyến nghị là 66,7%, trên khuyến nghị là 12,9%. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của phụ nữ có thai là tuổi mẹ ³ 35 tuổi (OR=2,9; 95%CI: 1,1-7,3; p<0,05), có bệnh hiện mắc (OR= 6,0; 95%CI: 1,9-18,0; p<0,05), ăn ít hơn/ăn như bình thường trong thai kỳ (OR=4,1; 95%CI: 1,8-9,1; p<0,05). Các yếu tố liên quan tới tăng cân không đúng khuyến nghị: phụ nữ có BMI < 18,5 trước khi có thai (OR=2,1; 95%CI: 0,4-10,0; p<0,05), có nghén (OR=1,7; 95%CI: 0,6-4,5; p<0,05).


Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tăng cân không đúng khuyến nghị của phụ nữ có thai còn khá cao. Các yếu tố liên quan đến tăng cân không phù hợp bao gồm phụ nữ trước mang thai có BMI < 18,5 kg/m² và có nôn nghén. Đối với suy dinh dưỡng, các yếu tố bao gồm tuổi mẹ cao, bệnh lý hiện có và chế độ ăn ít trong thời gian mang thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marshall NE, Abrams B, Barbour LA, et al. The importance of nutrition in pregnancy and lactation: lifelong consequences. Am J Obstet Gynecol. 2022;226(5):607-632. doi:10.1016/j.ajog.2021.12.035.
2. World Health Assembly 65. Nutrition: nutrition of women in the preconception period, during pregnancy and the breastfeeding period. Published online 2012. Accessed August 30, 2024. https://iris.who.int/handle/10665/78900.
3. Han Z, Mulla S, Beyene J, Liao G, McDonald SD, Knowledge Synthesis Group. Maternal underweight and the risk of preterm birth and low birth weight: a systematic review and meta-analyses. Int J Epidemiol. 2011;40(1):65-101. doi:10.1093/ije/dyq195.
4. Yu Z, Han S, Zhu J, Sun X, Ji C, Guo X. Pre-pregnancy body mass index in relation to infant birth weight and offspring overweight/obesity: a systematic review and meta-analysis. PloS One. 2013;8(4):e61627. doi:10.1371/journal.pone.0061627.
5. Nguyễn Thị Hải Yến, Hoàng Đức Phúc, Nguyễn Thị Kiều Anh, cs. Tăng cân thai kỳ và một số yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai tại thành phố Hà Nội năm 2020. Tạp Chí Học Dự Phòng. 2021;31(3):103-110. doi:10.51403/0868-2836/2021/319.
6. Nguyễn Thị Vân. Tình Trạng Dinh Dưỡng và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Phụ Nữ Có Thai Tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội Năm 2017. Đại học Y Hà Nội; 2017.
7. Institute of Medicine (US) and National Research Council (US) Committee to Reexamine IOM Pregnancy Weight Guidelines. Weight Gain During Pregnancy: Reexamining the Guidelines. (Rasmussen KM, Yaktine AL, eds.). National Academies Press (US); 2009. Accessed July 3, 2024. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK32813/
8. Nguyễn Quỳnh Nhung. Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Phụ Nữ Mang Thai Đến Khám Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương và Một Số Yếu Tố Liên Quan Năm 2023. Đại học Y Hà Nội; 2023.
9. Ancira-Moreno M, Vadillo-Ortega F, Rivera-Dommarco JÁ, et al. Gestational weight gain trajectories over pregnancy and their association with maternal diet quality: Results from the PRINCESA cohort. Nutr Burbank Los Angel Cty Calif. 2019;65:158-166. doi:10.1016/j.nut.2019.02.002
10. Bùi Thị Thảo Yến, Trịnh Bảo Ngọc, Phạm Văn Dũng, et al. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trong thai kỳ của phụ nữ có con từ 0-6 tháng tuổi tại Hà Nội. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;533(2). doi:10.51298/vmj.v533i2.7964
11. Birara Aychiluhm S, Gualu A, Wuneh AG. Undernutrition and its associated factors among pregnant women attending antenatal care at public health facilities in pastoral communities of Afar Regional State, northeast Ethiopia. Pastoralism. 2022;12:35. doi:10.1186/s13570-022-00251-7.
12. Alkalash S, Elnady R, Khalil N, Nashat N. Dietary Practice and Nutritional Status Among Pregnant Women Attending Antenatal Care of Egyptian, Rural Family Health Unit. Egypt J Hosp Med. 2021;83:1030-1037.