TẦN SUẤT TIÊU THỤ THỰC PHẨM VÀ KHẨU PHẦN ĂN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI 2 HUYỆN NGHĨA ĐÀN, YÊN THÀNH VÀ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2019

Lê Thị Hợp1,, Bùi Thị Thanh Hoa2, Từ Ngữ1, Cao Phi Nga, Nguyễn Cảnh Phú, Lều Nguyệt Ánh, Nguyễn Quỳnh Vân, Hà Thị Phương
1 Vietnam Association of Nutrition
2 Vinh Medical Universiy

Main Article Content

Abstract

Khẩu phần dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết cho phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực của
học sinh tiểu học (HSTH). Các nghiên cứu về tần suất tiêu thụ thực phẩm (TSTTTP) và khẩu
phần thực tế của HSTH ở Việt Nam triển khai chưa nhiều và chưa có hệ thống.
Mục tiêu của
đề tài là mô tả tần suất tiêu thụ thực phẩm và khẩu phần ăn của học sinh tiểu học tại 3 trường
tiểu học tỉnh Nghệ An.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được triển khai tại 3 trường
tiểu học của Nghệ An, điều tra khẩu phần và TSTTTP trên tổng số 286 HSTH được thực hiện.
Kết quả: Sữa tươi được HSTH uống nhiều nhất (40,6% hàng ngày và 41,3% hàng tuần); Thịt
lợn được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn của trẻ (29,4 % ăn hàng ngày và 65,7% hàng
tuần), tôm cá và hải sản trẻ ăn với tần suất hàng ngày thấp. Tỷ lệ trẻ ăn rau xanh hàng ngày khá
cao (73,4%) nhưng ăn quả chín hàng ngày rất thấp (3,8%). Tỷ lệ trẻ ăn dầu thực vật hàng ngày
khá cao (67,8%), trong khi mỡ chỉ có khoảng 8%. Khẩu phần của HS cả nam và nữ chỉ đáp
ứng khoảng trên 70% NCKN (nam đáp ứng 76,5% và nữ-71,9%). Số lượng protein KP của cả
nam và nữ đều cao hơn NCKN; Lipid TS của cả HS nam và nữ chỉ đạt khoảng 66% nhu cầu
khuyến nghị.

Article Details