THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ  TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Lê Thanh Hà1,, Ngô Thị Phượng1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng dinh dưỡng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở người bệnh điều trị nội trú tại khoa Nội tiết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với cỡ mẫu 890 người bệnh điều trị nội trú từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024.


Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) theo SGA chiếm 53,1%. SDD theo BMI chiếm 10,0%. Người bệnh ≥ 60 tuổi có nguy cơ SDD cao hơn 6,9 lần so với nhóm <60 tuổi (p<0,05). Người mắc >2 bệnh có nguy cơ SDD cao hơn 2,7 lần so với nhóm ≤ 2 bệnh (p<0,05) và nhóm thiếu máu nguy cơ SDD cao hơn 8,5 lần so với nhóm không thiếu máu (p<0,05). Người bệnh nuôi ăn qua sonde dạ dày có nguy cơ SDD cao hơn 9,2 lần so với nhóm tự ăn tốt qua đường miệng (p<0,05).


Kết luận: Người bệnh có nguy cơ SDD khi nhập viện chiếm tỷ lệ cao. Có mối liên quan giữa nguy cơ SDD với tuổi, các bệnh đồng mắc, tình trạng thiếu máu và đường nuôi dưỡng. Vì vậy việc sàng lọc ngay từ khi nhập viện cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, từ đó phát hiện nguy cơ SDD để có định hướng can thiệp, hạn chế tối đa biến chứng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Barker LA, Gout BS, Crowe TC. Hospital malnutrition: prevalence, identification and impact on patients and the healthcare system. Int J Environ Res Public Health. 2011;8(2): 514-527.
2. Weimann A, Braga M, Harsanyi L et al. ESPEN Guidelines on Enteral Nutrition: Surgery including organ transplantation. Clin Nutr, 2006; 25(2): 224-244.
3. Khúc Thị Hồng Anh. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhập viện và một số yếu tố liên quan tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2018. Đề tài cấp trường, 2018, Trường Cao đẳng y tế Hà Nội
4. Ngô Thư Văn. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Nam Định. Tạp chí Y học Việt Nam. 516(2): 200-210.
5. Namazi N, Atlasi R, Aletaha A et al. Trend of nutrition research in endocrine disorders, gaps, and future plans: a collection of experiences of an endocrinology research institute. J Diabetes Metab Disord, 2021: 1-8.
6. Van Vliet IMY, Gomes-Neto AW, de Jong MFC et al. High prevalence of malnutrition both on hospital admission and predischarge. Nutrition, 2020. 77: 110814.
7. Trịnh Thị Ngọc Huyền. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021. 146(10):150-157.
8. Dương Thanh Tịnh. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2022. 5(04): 124-133.
9. Liu GX, Chen Y, Yang YX et al. Pilot study of the Mini Nutritional Assessment on predicting outcomes in older adults with type 2 diabetes. Geriatr Gerontol Int, 2017. 17(12): 2485-2492.
10. Sanz París A, García JM. Malnutrition prevalence in hospitalized elderly diabetic patients. Nutr Hosp, 2013. 28(3): 592-9.
11. Sahay M, Kalra S, Badani R et al.,Diabetes and Anemia: International Diabetes Federation (IDF) - Southeast Asian Region (SEAR) position statement. Diabetes Metab Syndr, 2017. 11(2): 685-695.
12. Kurien M, Williams J, Sanders DS. Malnutrition in healthcare settings and the role of gastrostomy feeding. Proc Nutr Soc. 2017;76(3):352-360