THỰC TRẠNG TUYỂN SINH VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỬ NHÂN DINH DƯỠNG TẠI VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả thực trạng tuyển sinh giai đoạn 2013–2023 và nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng giai đoạn 2024–2030 tại Việt Nam.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng là tất cả các trường đại học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đào tạo mã ngành Cử nhân Dinh dưỡng và các đơn vị y tế công lập trực thuộc Bộ Y tế (63 Sở Y tế và 34 bệnh viện tuyến trung ương).
Kết quả: 7 trường đại học công lập 12 trường đại học tư thục đào tạo mã ngành Cử nhân Dinh dưỡng và 907 Cử nhân Dinh dưỡng đã tốt nghiệp sau 10 năm triển khai (2013–2023). Điểm tuyển sinh Cử nhân Dinh dưỡng dao động từ 17,7 đến 23,0 điểm; tỷ lệ tuyển sinh đạt 68,2%. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng của các đơn vị y tế công lập giai đoạn 2024–2030 là 1961 người.
Kết luận: Đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng tại Việt Nam đã tăng số lượng cơ sở đào tạo, mở rộng khu vực đào tạo từ miền Bắc vào miền Nam, từ hệ thống công lập sang tư thục giúp nâng cao số lượng Cử nhân Dinh dưỡng hàng năm nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho các đơn vị y tế công lập.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cử nhân Dinh dưỡng, tuyển sinh, nhu cầu tuyển dụng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đỗ Huy “Sự cần thiết của việc cấp chứng chỉ hành nghề dinh dưỡng tiết chế”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 2019;15 (2): 20-28.
3. Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
4. Cần tối thiểu 2000 dinh dưỡng viên cho hệ thống bệnh viện tại Việt Nam. https://suckhoedoisong.vn/can-toi-thieu-2000-dinh-duong-vien-tai-cho-he-thong-benh-vien-tai-viet-nam-169220607092613765.htm. Truy cập ngày 19/07/2022.
5. Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương và Ma Ngọc Yến. Thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực cử nhân dinh dưỡng Việt Nam năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học 2021;số 146 (10).