MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ MẮC TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐIỆN BIÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân-béo phì trên người cao tuổi dân tộc thiểu số mắc tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 358 người bệnh, phỏng vấn các yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi, đo nhân trắc và xét nghiệm sinh hoá máu. Các yếu tố liên quan được phân tích đơn biến bằng kiểm định Chisquare test.
Kết quả: Người bệnh chưa kiểm soát được huyết áp, tăng triglycerid máu có khả năng thừa cân-béo cao phì hơn (OR=2,4 và 2,2, p<0,05). Khả năng thừa cân-béo phì cao hơn ở người bệnh thường xuyên ăn đồ xào, rán (OR=1,7), ăn ngọt (OR=2,8), thực phẩm giàu lipid (OR=1,7) và ít ăn rau xanh, quả chín (OR=2,9), p<0,05. Người bệnh không hoạt động thể lực đạt nhu cầu khuyến nghị có khả năng-thừa cân béo phì cao hơn (OR=1,5; p<0,05)
Kết luận: Một số yếu tố tăng khả năng thừa cân-béo phì là chưa kiểm soát được huyết áp, tăng triglycerid máu, thói quen ăn uống và hoạt động thể lực. Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe về các yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân béo phì, tăng huyết áp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thừa cân béo phì, yếu tố liên quan, tăng huyết áp, dân tộc thiểu số.
Tài liệu tham khảo
2. WHO (2021). Điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, 2021.
3. Tổng cục thống kê (2021). Tổng điều tra dân số và nhà ở - Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam.
4. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Huỳnh Văn Minh, et al (2016). Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015 – 2016, Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II, Hà Nội, 2016.
5. Hội Tim mạch học Việt Nam (2022). Khuyến cáo về Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022.
6. Hà Thị Vân Anh, Nguyễn Trung Anh, Phạm Thắng, et al. Thực trạng tăng huyết áp và nguy cơ ngã ở người cao tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;143(7), 142-151.
7. Bộ Y tế (2022). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì (Ban hành kèm theo Quyết định số 2892/QĐ-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
8. WHO (2020). WHO guidelines on physical activity and sedentary behaviour.
9. Nguyễn Thị Hường (2023). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa thành phố Sầm Sơn năm 2022, Luận văn thạc sĩ dinh dưỡng, Đại học Y Dược Thái Bình.
10. Yuan G, Al-Shali KZ và Hegele RA. Hypertriglyceridemia: its etiology, effects and treatment. CMAJ. 2007;176(8):1113-1120.
11. Nguyễn Văn Tuấn và Hoàng Thị Cúc. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;508(1):169-174.
12. Sun J, Buys NJ, and Hills AP. Dietary pattern and its association with the prevalence of obesity, hypertension and other cardiovascular risk factors among Chinese older adults. Int J Environ Res Public Health. 2014;11(4):3956-3971.
13. Dun Q, Xu W, Fu M, et al. Physical Activity, Obesity, and Hypertension among Adults in a Rapidly Urbanised City. Int J Hypertens. 2021;67:998-1025.