THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHO TRẺ BÚ SỚM SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ SINH CON TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƯƠNG VÀ TUYẾN TỈNH NĂM 2024

Trịnh Ngọc Quang1, Hoàng Thị Khánh Phương1, Nguyễn Thanh Hồng1,, Bùi Thị Minh Thư1, Nguyễn Thị Lý1, Nguyễn Thị Hồng Lụa1
1 Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc cho trẻ bú sớm sau sinh của các bà mẹ sinh con tại một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 1/2024 đến tháng 3/2024 trên 295 bà mẹ sinh con tại 5 bệnh viện (Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Sản - Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Bệnh viện Phụ sản Thái Bình). Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi thiết kế sẵn về các nội dung kiến thức, thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh.


Kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt về cho trẻ bú sớm sau sinh là 54%.Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt về sữa non là 50%. Có 38,6% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, 51,6% bà mẹ cho trẻ ăn thêm thức ăn nước uống ngoài sữa mẹ. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, phương thức sinh và nơi sinh sống của bà mẹ đến việc thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh.


Kết luận: Kiến thức của bà mẹ về bú sớm sau sinh và sữa non còn hạn chế, tỷ lệ cho con bú giờ đầu sau sinh còn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 của Bộ Trưởng Bộ Y tế phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ”.
2. Bộ Y tế. Quyết định số 6743/QĐ-BYT ngày 15/11/2016 về việc phê duyệt hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai.
3. UNICEF. Điều tra Đánh giá các Mục tiêu về Trẻ em và Phụ nữ (MICS) năm 2020-2021. Nhà xuất bản Tổng cục thống kê, Hà Nội. 2021.
4. Nguyễn Thị Liên, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Mai Hương. Kiến thức và thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn của bà mẹ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2021;4(2):102-108.
5. Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính sách. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2015;2(12):41-48.
6. Đỗ Thị Thúy Liễu, Lưu Thị Mỹ Tiên. Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Quốc tế Phương Châu năm 2017. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018;22(6):160-169.
7. WHO Secretariat (2010), Early Initiation of Breastfeeding: the Key to Survival and Beyond, WHO. Available at https://iris.paho.org/handle/10665.2/53924
8. Hobbs AJ, Mannion CA, McDonald SW, Brockway M, Tough SC. The impact of caesarean section on breastfeeding initiation, duration and difficulties in the first four months postpartum. BMC Pregnancy Childbirth. 2016;16:90. doi:10.1186/s12884-016-0876-1.