TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC GOUT TẠI KHOA LÃO KHOA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG

Lê Thị Xuê 1,, Nguyễn Trọng Hưng 2, Ninh Thị Nhung3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và một số chỉ số sinh hóa trên 76 đối tượng là nam giới mắc bệnh Gout đang điều trị nội trú tại khoa Lão khoa  Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Kết quả cho thấy 46,1% người bệnh mắc Gout trên 10 năm, 25% người bệnh bị trên 3 đợt cấp/năm. Tỷ lệ người bệnh Gout thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) và thừa cân béo phì (TCBP) đều là 14,5%; tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao là 25,0%. Về chế độ ăn, tỷ lệ đối tượng ăn nhiều đạm chiếm 59,2%; 61,8% người bệnh uống nhiều bia rượu và 59,2% thường xuyên ăn nhậu và 30,3% đối tượng hút thuốc lá. Có 78,9% đối tượng có nồng độ acid uric tăng cao hơn giới hạn cho phép, 22,4% tăng cholesterol, và 55,3% tăng triglycerid. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng là khá cao, cần tiến hành sàng lọc dinh dưỡng trên tất cả bệnh nhân nằm viện để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2006). Global Database on Body Mass Index.
2. Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam (2014). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu.
3. Lee J. and Lee J. Y. (2015). Visceral fat obesity is highly associated with primary gout in a metabolically obese but normal weighted population: a case control study. Arthritis research & therapy. 17(1), pp. 79-84.
4. Phạm Ngọc Khái Phạm Thị Dung (2010). Một số nhận xét về thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân gout tại 2 xã huyện Vũ Thư năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. 5(721), tr. 110-114.
5. Phạm Quang Cử (2009). Nghiên cứu các biến chứng của bệnh gout. Tạp chí y học thực hành. 9(657), tr. 58-63.
6. Hoàng Quốc Nam (2018). Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa, bệnh gút ở người cao tuổi tại khoa nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 23(3), tr. 232-236.
7. Neogi T (2014). Alcohol quantity and type on risk of recurrent gout attacks: An internet-based case-crossover study. Am J Med. 127(4), pp. 311-318.
8. Trần Văn Nam (2019). Đánh giá vai trò DECT trong bệnh Gout và khảo sát mối liên quan với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y Dược Huế. 9(2), tr. 78-84.
9. Liang J., Jiang Y. and Huang Y. (2020). The comparison of dyslipidemia and serum uric acid in patients with gout and asymptomatic hyper uricemia: a cross-sectional study. Lipids Health Dis. 19(31), pp.56-59.
10. Hồ Thị Thanh Tâm (2013). Đặc điểm bệnh gout ở người lớn tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. 17(3), tr. 270-274.