HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG CÓ PROBIOTIC VÀ PREBIOTIC ĐẾN CHỈ SỐ MIỄN DỊCH, TIÊU CHẢY VÀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CỦA TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI

Nguyễn Xuân Ninh1,, Vũ Thị Kim Hoa2, Nguyễn Thị Lan Phương3, Nguyễn Đỗ Huy3
1 Hội Dinh dưỡng Việt Nam
2 Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên
3 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của sữa có probiotic và prebiotic (Synbiotic) đến chỉ số miễn
dịch và tình hình mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) của trẻ 25-36 tháng tuổi.
Phương pháp: Thử nghiệm can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng; 334 trẻ được
chia ngẫu nhiên ra 2 nhóm, hoặc nhận sản phẩm có (
Synbiotic) hoặc không có Synbiotic(Chứng)
trong thời gian 5 tháng (400ml/ngày x 5 ngày/tuần). IgA huyết thanh được phân tích khi bắt đầu
và khi kết thúc nghiên cứu; IgA trong phân được phân tích tại 3 thời điểm: bắt đầu, sau 2,5 tháng
và 5 tháng nghiên cứu. Số đợt mắc, số ngày mắc bệnh tiêu chảy và NKHH được theo dõi hàng
ngày trong 5 tháng nghiên cứu.
Kết quả: Sau 5 tháng sử dụng sản phẩm giàu Synbiotic, tình
trạng miễn dịch của trẻ được cải thiện rõ rệt: nồng độ IgA trong máu tăng cao hơn (+3,64mg/ml;
p<0,001) và IgA trong phân cao hơn (+48 mg/g; p<0,01) so với nhóm chứng. Nhóm Synbiotics
giảm số lần (p<0,01), số ngày (p<0,05) mắc bệnh tiêu chảy; số ngày mắc trung bình NKHH ở
nhóm Synbiotics cũng giảm đáng kể (p<0,05), giảm 34% nguy cơ mắc NKHH trên (OR=0,66) và
giảm 86% nguy cơ NKHH dưới (OR= 0,14) so với nhóm Chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Ninh, Dương Thị Tình và CS (2009). Hiệu quả của sữa có probiotic và probiotic đến tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, miễn dịch của trẻ 18-36 tháng tuổi. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện - Viện Dinh Dưỡng, Hà Nội 2009.
2. Viện Dinh dưỡng (2016). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2015). http://www.viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/solieuthong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx.
3. Nguyễn Lân (2012). Ảnh hưởng sữa bổ sung pre-probitotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn chí đường ruột của trẻ 6-12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Luận án Tiến sỹ Dinh dưỡng, viện Dinh dưỡng quốc gia.
4. Chouraqui JP, Grathwohl D, Labaune JM, et al. (2008). Assessement of the safety, tolerance, and protective effect against diarrhea of infant formulas containing mixture of probiotics or prebiotics in a randomized controlled trial. Am J Clin Nutr 87(5): 1365-1373.
5. Collin MD, Gibson GR (1999). Probiotics, prebiotics, and synbiotics: approaches for modulating the microbial ecology of the gut. Am J Clin Nutr 69 (suppl): 1052S–1057S.
6. Guarner F (2005). Inulin and oligofructose: impact on intestinal disease and disorders. Br J Nutr 93(Suppl 1): 61-65.
7. Kobayashi K, Fujiyyama Y, Hagiwara K, Kondoh H (1987). Resistance of normal serum IgA and secretory IgA to bacterial IgA protease: evidence for presence of enzyme-neutralizing antibodies in both serum IgG. Microbiol Immunol 31: 1097-1106.
8. Sazawal S et al (2006). Efficacy of probiotics in prevention of acute diarrhea: a meta-analysis of masked, randomized, placebo-controlled trials. Lancet Infect Dis: 374-382.
9. Scholtens PAM, Alliet P, Raes M, et al. (2008). Fecal Secretory Immunoglobulin A Is Increased in Healthy Infants Who Receive a Formula with Short-Chain Galacto-Oligosaccharides and LongChain Fructo-Oligosaccharides. J Nutr 138(6): 1141-7
10.Schrezenmeir J, Deverese M (2001). Probiotics, prebiotics, and synbiotics – approaching a definition. Am J Clin Nutr 73:361-364.