HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP BỔ SUNG CANXI, VITAMIN D VÀ KẼM LÊN CẢI THIỆN TĂNG TRƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN CƠ THỂ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN DẬY THÌ Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đào Thị Yến Phi1, Lê Thị Hợp2, PhạmThúy Hòa3,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Hội Dinh dưỡng Việt Nam
3 Viện Dinh Dưỡng ứng dụng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp bổ sung canxi, vitamin D và kẽm lên sự gia tăng
chiều cao, cân nặng và sự thay đổi thành phần cơ thể ở độ tuổi dậy thì. Đối tượng và phương pháp:
Can thiệp cộng đồng có nhóm chứng trên 326 học sinh (bao gồm 145 học sinh trong nhóm can
thiệp được bổ sung phối hợp 300mg canxi nguyên tố, 400IU vitamin D, 5mg kẽm mỗi ngày trong
vòng 1 năm và 181 học sinh trong nhóm chứng) đang học tại trường Trung học Cơ sở (THCS) Thị
trấn Củ Chi năm học 2012-2013.
Kết quả: Học sinh nam dậy thì ở giai đoạn 1 có mức tăng chiều
cao tốt hơn so với nam sinh cùng giai đoạn trong nhóm chứng 3cm/năm (p<0,001; t-test). Nữ sinh
dậy thì ở giai đoạn 3, 4, 5 ở nhóm can thiệp tăng cân nặng trung bình nhiều hơn nữ trong nhóm
chứng lần lượt là 1,8 kg (p<0,05); 3,1 kg (p<0,05); và 1,7kg (p<0,05). Ở nhóm can thiệp, thành
phần cơ thể nam thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ mỡ nhiều hơn 2,1 %/năm (p<0,01) trong khi nữ
có chiều hướng tăng trọng lượng khối không mỡ nhiều hơn 1,1 kg/năm (p<0,001) so với nhóm
chứng.
Kết luận: Can thiệp bổ sung canxi, vitamin D, kẽm có hiệu quả tốt trên tăng chiều cao và
giảm khối mỡ ở nam; trên tăng cân nặng chủ yếu là tăng khối không mỡ ở nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stang J, Story M (2012), Chapter 1: Adolescent growth and development Guidelines for Adolescent Nutrition Service, University of Minesota
2. Castillo-Durán C, García H, Venegas P, et al. (1994), Zinc supplementation increases growth velocity of male children and adolescents with short stature, Acta Paediatrica, 83 (8), pp. 833-837.
3. Hogen EVD, Schueren MAVB, and Schuitema CFJ (2013), Nutritional Support Clinical Nutrition Wiley Blackwell,
pp.140-160.
4. Bộ Y Tế (2012), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội - Việt Nam.
5. Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (2012), Báo cáo tóm tắt Tổng điều tra Dinh dưỡng 2009-2010, Viện Dinh Dưỡng, Hà Nội.
6. Trung tâm Dinh Dưỡng TP. Hồ Chí Minh (2015), Tình trạng dinh dưỡng học đường, Đánh giá phần mềm tình trạng dinh dưỡng học sinh, Thành phố Hồ Chí Minh
7. Cochran WG (1977), Sampling Techniques, 3, John Wiley & Son, New York,USA.
8. Dibba B, Prentice A, Ceesay M, et al. (2000), Effect of calcium supplementation on bone mineral accretion in Gambian children accustomed to a low-calcium diet, American Journal Clinical Nutrition, 71 (2), pp. 544-549.
9. WHO (2014), Sexual maturity rating (Tanner Staging) in Adolescent World Health Organization World Health Organization Switzeland.
10.Prentice A, Dibba B, Sawo Y, et al. (2012), The effect of prepubertal calcium carbonate supplementation on the age of peak height velocity in Gambian adoles

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.