TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU CỦA NỮ HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN VÀ TỈNH GIA LAI, NĂM 2022

Đăng Thị Hạnh1,, Trần Thúy Nga1, Trần Khánh Vân1, Nguyễn Thị Lan Phương1, Nguyễn Diệu Thoan1, Lê Văn Thanh Tùng1
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và thiếu máu của nữ học sinh tại một số trường trung học cơ sở (THCS) tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Gia Lai năm 2022.


Phương pháp: TTDD được phân loại dựa vào Z-score chiều cao theo tuổi và Z-score chỉ số khối cơ thể theo tuổi so với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2007. Nồng độ hemoglobin trong máu được phân tích bằng phương pháp HemoCue và tình trạng thiếu máu được phân loại theo tiêu chuẩn của WHO năm 2017.


Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi của nữ học sinh THCS là 33,6% tại 2 tỉnh, 30,7% tại Điện Biên và 36,5% tại Gia Lai. Tỷ lệ SDD gầy còm là 7,7% và tỷ lệ thừa cân-béo phì (TCBP) là 4,8%. Tỷ lệ thiếu máu là 20,8% tại 2 tỉnh, 18,7% tại Điện Biên và 22,8% tại Gia Lai.


Kết luận: Ở nữ học sinh THCS, tình trạng SDD thấp còi đều ở ngưỡng rất cao tại cả hai tỉnh, tình trạng thiếu máu ở ngưỡng nhẹ tại Điện Biên và trung bình tại Gia Lai, theo đánh giá về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO. Cần có biện pháp can thiệp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng thấp còi và thiếu máu cho học sinh THCS tại vùng có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Adelheid W Onyango, M.d.O., Elaine Borghi, Amani Siyam, Chizuru Nishidaa, Jonathan Siekmanna. Development of a WHO growth reference for school-aged children and adolescents.Bulletin of the World Health Organization. 2007; 85:660-667.
2. Soekarjo DD, S de Pee Sd, Kusin JA, et al. Effectiveness of weekly vitamin A (10,000 IU) and iron (60 mg) supplementation for adolescent boys and girls through schools in rural and urban East Java, Indonesia. Eur J Clin Nutr. 2004; 58(6): 927-937.
3. Olayinka O Omigbodun, Kofoworola I Adediran, Joshua O Akinyemi, et al. Gender and rural-urban differences in the nutritional status of in-school adolescents in south-western Nigeria.J Biosoc Sci. 2010; 42(5): 653-676.
4. Viện Dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức đồ, theo vùng sinh thái 2020. Truy cập tại: http://chuyentrang.viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/Nam%202022/(2020)%20TL%20suy%20dinh%20duong%20TE%20duoi%205%20tuoi%20theo%20muc%20do,%20vung%20sinh%20thai.pdf.
5. Phạm Văn Doanh, Trần Thúy Nga, Nguyễn Song Tú và cộng sự. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và một số yếu tố liên quan đến trẻ gái từ 11-13 tuổi tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái năm 2018.Tạp chí Y học dự phòng. 2021; 31(3): 96-102.
6. World Health Organization. Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity. 2011; Available from: https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/85839/WHO_NMH_NHD_MNM_11.1_eng.pdf.
7. Nguyễn Song Tú, Đặc điểm nhân trắc, tình trạng vi chất dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh 11 - 14 tuổi tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở một số huyện của tỉnh Điện Biên năm 2018. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, 2020.
8. Nguyễn Song Tú, Nguyễn Hồng Trường, Hoàng Văn Phương, Lê Đức Trung, Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ vị thành niên 11-14 tuổi tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Văn Chấn, Yên Bái, năm 2017.Tạp chí Y tế Công cộng, 2018( 46):53-61.
9. Truong Quang Dat, Le Nguyen Hong Giang, Nguyen Thi Tuong Loan, Vo Van Toan. The prevalence of malnutrition based on anthropometry among primary schoolchildren in Binh Dinh province, Vietnam in 2016.AIMS Public Health. 2018; 5(3):203-216.
10. Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế, Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020.
11. Nguyễn Song Tú, Hoàng Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Thúy Anh, Đỗ Thúy Lê. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt, dự trữ sắt ở trẻ gái 11 - 13 tuổi vùng dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2018.Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 518(1).