THỰC TRẠNG CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHI SAU MỔ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022-2023

Nguyễn Thị Kim Anh1, Lưu Thị Mỹ Thục2, Võ Thị Thành An3, Lê Trần Mai Anh4, Vũ Ngọc Hà5, Lê Thị Hương6,
1 Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội
3 Phòng khám Dinh dưỡng Nhi Dr Nutri
4 Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội
5 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
6 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của bệnh nhi sau mổ viêm phúc mạc ruột thừa tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022-2023.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 90 bệnh nhi sau phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023.


Kết quả: Thời điểm bắt đầu nuôi dưỡng bằng đường miệng trung bình là 2,6±0,9 ngày. Nơi cung cấp suất ăn chính cho bệnh nhi đến từ bệnh viện (63,3%). Trung bình trong 7 ngày nằm viện, năng lượng trẻ được cung cấp (bao gồm cả dinh dưỡng tĩnh mạch) chỉ đạt 40% so với nhu cầu khuyến nghị. Các chất sinh năng lượng được cung cấp cho trẻ cũng thấp, chỉ đạt 30-50% so với nhu cầu.


Kết luận: Cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện tình trạng chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi trong thời gian nằm viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Ngọc Sơn, Phạm Đức Hiệp. Điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi một trocar không đặt dẫn lưu. Tạp chí học Việt Nam. 2021;498(1):170-174.
2. Emil S, Duong S. Antibiotic therapy and interval appendectomy for perforated appendicitis in children: a selective approach. Am Surg. 2007;73(9):917-922.
3. Singh G, Ram RP, Khanna SK. Early postoperative enteral feeding in patients with nontraumatic intestinal perforation and peritonitis. J Am Coll Surg. 1998;187(2):142-146.
4. Nguyễn Minh Trang, Phạm Duy Tường. Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhi dưới 5 tuổi có phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2019;15(1):55-70.
5. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng. Bảng Thành Phần Thực Phẩm Việt Nam. Nxb Y học; 2007.
6. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nxb Y học; 2016:29-55.
7. Greer D, Karunaratne YG, Karpelowsky J, Adams S. Early enteral feeding after pediatric abdominal surgery: A systematic review of the literature. J Pediatr Surg. 2020;55(7):1180-1187.
8. Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thu Liễu, Lê Thị Quỳnh Trang. Thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại Khoa ngoại Bệnh viện E năm 2020. Tạp chí nghiên cứu học. 2021;144(8):293-299.
9. Phạm Thị Hương Len, Nguyễn Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương. Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016-2017. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018;14(4):86-93.
10. Nguyễn Thị Yến. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn 24h của trẻ em từ 24-59 tháng tuổi tại xã Xuân Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội; 2013, 33-35.