ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÁI BÌNH NĂM 2022

Phí Đức Báu1,, Ninh Thị Nhung1, Phan Hướng Dương2, Phạm Thị Kiều Chinh1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm khẩu phần của người bệnh xơ gan có rối loạn tâm thần điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần Thái Bình năm 2022.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 79 bệnh nhân xơ gan có rối loạn tâm thần điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Thái Bình.


Kết quả: Giá trị năng lượng khẩu phần của người bệnh là 1636,0 kcal/người/ngày, chỉ có 21,5% người bệnh đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng. Giá trị trung bình protein, lipid, glucid khẩu phần (g/ngày/người) của người bệnh lần lượt là 68,9 g/ngày/người; 43,3 g/người/ngày và 242,6 g/ngày/người. Tỷ lệ đạt nhu cầu các chất dinh dưỡng protein, lipid, glucid tối thiểu theo khuyến nghị lần lượt là 43,0%; 20,3%; 19,0%.


Kết luận: Năng lượng và các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của người bệnh chưa đáp ứng dược nhu cầu. Cần tăng cường truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cá thể và xây dựng khẩu phần ăn cân đối, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME). (2019). Global Burden of Disease 2019: Findings from the GBD 2019: Seattle, WA.
2. WHO (2022), "World Health Statistics 2022", from: https://www.who.int/news/item/20-05-2022-world-health-statistics-2022. Access on 06/07/2023.
3. Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thái Minh và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2021. Tạp chí nghiên cứu y học. 2021; 146(10):167-175.
4. Nguyễn Thuỳ Linh, Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thị Minh Tâm và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;146(10):91-103.
5. Viện Dinh dưỡng and UNICEF (2010), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Viện Dinh dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Ngô Quỳnh Trang và Phạm Văn Phú. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24h của người bệnh viêm gan mạn tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020-2021. Tạp chí nghiên cứu y học. 2021;146(10):47-53.
8. Nguyễn Thùy Linh, Phạm Thị Tuyết Chinh và Nguyễn Thị Minh Tâm. Thực hành dinh dưỡng và bữa phụ tối muộn của người bệnh xơ gan tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020;147(11):84-91.
9. Nguyễn Thanh Hải, Phạm Thị Dung, Nguyễn Ngọc Minh và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh viêm gan điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2020;17(6):26-36.
10. Lê Thị Hương và Trần Thị Phúc Nguyệt (2016), Dinh dưỡng lâm sàng - tiết chế, NXB Y học, Hà Nội.
11. Phạm Thị Thanh Phương và Nguyễn Thị Nga. Khảo sát chất ượng cuộc sống của người bệnh xơ gan khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2020;504(1):211-215.
12. Mahwish Aslam and Sana Farooq et al. Assessment of nutritional status of the cirrhotic patients on enteral and parenteral feeding. Nutrition and Health. 2017;8(1):69-76.
13. Ali Hashemi Kani and Seyed Moayed Alavian et al. Dietary Quality Indices and Biochemical Parameters Among Patients With Non Alcoholic Fatty Liver Disease (NAFLD). Hepatitis Monthly. 2013 Jul 13;13(7):e10943. doi:10.5812/hepatmon.10943.