TÌNH TRẠNG THIẾU IỐT HIỆN NAY: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Phạm Ngọc Oanh1,, Đỗ Thị Ngọc Diệp1, Trần Thị Minh Hạnh1, Tạ Thị Lan1
1 Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiếu iốt là nguyên nhân chính gây giảm phát triển trí tuệ ở trẻ em mà có thể phòng ngừa được. Theo WHO, sử dụng muối có bổ sung iốt là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa các tác hại do thiếu iốt. Tại Việt Nam, Chương trình mục tiêu phòng chống các rối loạn do thiếu hụt iốt (CRLTI) đã được triển khai từ năm 1995-2005. Sau năm 2005, khi không còn là chương trình mục tiêu quốc gia, độ phủ muối iốt và mức iốt niệu trung vị toàn quốc giảm xuống đáng kể. Tình trạng thiếu hụt iốt tại Việt Nam đang có nguy cơ quay trở lại và hiện đang ở vị trí tương tự như lúc bắt
đầu chương trình vào năm 1995. Hiện nay, người dân sử dụng rất nhiều loại gia vị mặn khác ngoài muối để chế biến thức ăn như nước mắm, hạt nêm không được bổ sung iốt, là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thiếu hụt iốt gia tăng. Nghiên cứu và sản xuất thành công hạt nêm có bổ sung iốt đã góp phần cải thiện tình trạng thiếu iốt trong cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Ninh (2005). Vitamin và khoáng chất: Từ vai trò sinh học đến phòng ngừa và điều trị bệnh, Nhà xuất bản Y học: 254-256.
2. WHO/UNICEF/ICCIDD (2007). IDD and their control, and global progress in their elimination, Assessment of iodine deficiency disorders and monitoring their elimination, A guide for programme managers, 3: 6-16.
3. Benoist B, Andersson M, et al (2004). Iodine status worldwide. WHO global database on iodine deficiency: WHO, 1-4.
4. Maria Andersson, Vallikkannu Karumbunathan, et al (2012). Global iodine status in 2011 and trends over the past decade, J. Nutr, 142 (4): 744-750.
5. Lê Mỹ (1994). Chiến lược phủ muối iốt toàn quốc, Tạp chí các rối loạn do thiếu iốt, Bộ Y tế, 14: 7-8.
6. Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM (1995). Báo cáo tình hình điều tra dịch tễ học bướu cổ tại 30 trường tiểu học TPHCM ở trẻ từ 8 – 11 tuổi, Hội nghị tổng kết chương trình Quốc gia phòng chống CRLTI TPHCM.
7. Trần Thị Minh Hạnh, Phạm Ngọc Oanh, et al (2008). Tình trạng thiếu iốt ở phụ nữ mang thai TPHCM, Tạp chí Y học TPHCM, chuyên đề Y tế Công cộng & Y học Dự phòng, 4(12):135-140
8. Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM (2015). Thông báo kết quả giám sát muối iốt thường qui tại TPHCM năm 2015.
9. Benoist B, Andersson M, et al (2007). Iodine deficiency, health consequences, assessment and control. Iodine deficiency in Europe a continuing public health problem: WHO, UNICEF: 8-10.
10.WHO/UNICEF/ICCIDD (2008). The iodization process. Elimination of iodine deficiency disorders:EMRO technical publications series: 39-73.
11.Burgi H, Supersaxo Z, et al (1990). Iodine deficiency diseases in Switzerland one hundred years after Theodor Kocher's survey: a historical review with some new goitre prevalence data, Acta Endocrinology, 6 (123): 577-590.
12.Nancy J A, Minawaer A, Vanessa C, et al (2014). Effect and safety of salt iodization to prevent iodine deficiency disorders: a systematic review with meta-analyses, WHO: 9-11.
13.UNICEF (2013). Salt Iodisation in Viet Nam: Learning from the Past and Building Back Better:18-27
14.Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM (2010). Thông báo kết quả giám sát muối iốt thường qui tại TPHCM năm 2010.
15.Ủy ban Nhân dân TPHCM (2013). Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng-giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của TPHCM: 8-11
16.Chính phủ (2016). Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Nghị định số 09/2016/NĐ-CP
17.Đỗ Thị Ngọc Diệp, Tạ Thị La, Trần Thị Bích Vân, Phạm Ngọc Oanh, Vũ Tiến Dũng, et al (2015). Nghiên cứu bổ sung iốt vào hạt nêm góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt iốt trong cộng đồng, đề tài nghiên cứu cấp thành phố, Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường: 64-72.