TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Nguyễn Thị Đan Thanh1,, Phạm Văn Phú2, Trần Ngọc Trung1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Nghiên cứu được tiến hành trên 407 sinh viên (SV) năm thứ nhất của trường vào năm 2014. Kết quả: Chiều cao trung bình của nam SV là 168,5±6,1cm,và của nữ SV là 156,0±5,2cm. Cân nặng trung bình của SV là 63,4±10,3kg (nam) và 50,8±7,9kg (nữ). BMI trung bình của SV là 22,3±3,3 (nam) và 20,8±2,7 (nữ). Tỷ lệ mỡ cơ thể trung bình của SV là15,7±5,9% (nam), và 25,9±4,8% (nữ). Tỷ lệ thừa cân/béo phì cao, đặc biệt là ở nam sinh viên (40,0%), hơn gấp đôi so với nữ (18,0%). Vềkhẩu phần: Năng lượng trung bình ăn vào là 1928,3± 722,6 kcal. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng P: L: G là 21,6: 24,8: 54,6. Tỷ lệ protein động vật/tổng số, lipid động vật/tổng số lần lượt là 63,9% và 70,0%, cao hơn nhiều so với khuyến nghị. Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng của các sinh viên ở mức khá, tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách so với các thanh niên trong khu vực, đã có tình trạng thừa cân/béo phì cao đặc biệt là ở nam sinh viên. Năng lượng khẩu phần của các sinh viên đạt nhu cầu khuyến nghị nhưng có sự mất cân đối về giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Morrow M. L.Heesch K. C.Dinger M. K., et al. (2006). Freshman 15: fact or fiction? Obesity (Silver Spring), 14(8),1438-1443.
2. Cluskey M., Grobe D. (2009). College weight gain and behavior transitions: male and female differences. J Am Diet Assoc, 109(2), 325-329.
3. Vella-Zarb R. A., Elgar F. J. (2009). The 'freshman 5': a meta-analysis of weight gain in the freshman year of college. J Am Coll Health, 58(2), 161-166.
4. Trịnh Xuân Đàn (2007). Nghiên cứu một số kích thước cơ thể và chỉ số thể lực của sinh viên mới nhập vào các trường thuộc Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Sinh lý học, 11(3), 23 - 27.
5. Đỗ Hồng Cường (2010). Nghiên cứu khảo sát một số chỉ số sinh học của sinh viên giáo dục thể chất Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 14(2), 7 - 12.
6. Phạm Văn Phú (2011). TTDD và một số yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 74(3), 345 - 350.
7. Nguyễn Thị Mai (2011). Tình trạng Dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2011. Luận văn Thạc sĩ - Đại học Y Hà Nội.
8. Khoa Y tế công cộng (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng. NXB Y học, Hà Nội, 48-153.
9. WHO/IASO/IOTF. The Asia-Pacific Persspective: Redefining Obesity and its Treatment. Health Communications Australia Pty Ltd, 2000
10.Lương Thanh Tú (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một vài yếu tố ảnh hưởng ở sinh viên mới nhập trường Đại học Y Hà Nội 2010. Đại học Y Hà Nội.
11.Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng, UNICEF. (2012). Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010.
12.Trương Đình Kiệt và cs (2009). Chiều cao, cân nặng, BMI của thanh thiếu niên Việt Nam đầu thế kỷ 21. Tạp chí Y-Dược học Quân sự, 34(1), 34-41.
13.Lê Thị Hợp. (2012). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. NXB Y học: Hà Nội