ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CAN THIỆP DINH DƯỠNG BẰNG ĐƯỜNG UỐNG TRÊN BỆNH NHÂN SUY DINH DƯỠNG ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Lê Thanh Vân1,, Nguyễn Thị Thanh Nhàn1, Huỳnh Thị Thúy Nga1, Đoàn Thị Thu Trang1
1 Bệnh viện Nhân Dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bổ sung dinh dưỡng đường uống giúp hồi phục sớm, giảm biến chứng, giảm số ngày nằm viện và chi phí điều trị. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng bằng đường uống trên bệnh nhân suy dinh dưỡng đang điều trị tại bệnh viện Nhân Dân 115. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng nặng và suy dinh dinh dưỡng vừa theo SGA trước can thiệp lần lượt là 58,7% và 41,3%. Không có sự thay đổi có ý nghĩa thông kê về cân nặng, BMI, nồng độ albumin máu trước và sau can thiệp dinh dưỡng. Tỷ lệ bệnh nhân có thể sinh hoạt trở lại bình thường tăng gấp đôi. Tỷ lệ bệnh nhân phải nằm một chỗ giảm đáng kể từ 63,0% còn 19,6%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nặng (SGA C) sau bổ sung dinh dưỡng giảm từ 58,7% còn 34,9%. Tỷ lệ dinh dưỡng tốt (SGA A) tăng lên 23,9%. Kết luận: Can thiệp dinh dưỡng đường uống bước đầu tuy chưa đủ thời gian để đánh giá những thay đổi về thành phần cơ thể và các chỉ số sinh hóa, tuy nhiên đã cải thiện đáng kể khả năng sinh hoạt và cảm giác chủ quan của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Trần Khiêm (2011). Tình trạng dinh dưỡng chu phẫu và kết quả sớm sau mổ các bệnh gan mật tụy. Luận văn tốt nghiệp nội trú.
2. Nguyễn Xuân Ninh, Lê Thị Hợp, Nguyễn Thanh Hương (2011). Hiệu quả sử dụng sữa Enplus giàu năng lượng, vi chất, trên đối tượng thiếu năng lượng trường diễn, 40-79 tuổi. Tạp chí DD&TP - Tập 7 - số 2- Tháng 6 năm 2011.
3. Phạm Thu Hương, Nghiêm Nguyệt Thu, Trần Châu Nguyên và cộng sự (2006). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết tại bệnh viện Bạch Mai.
4. Detsky AS et al (1987). What is subjective global assessment of nutritional status? J Parenter Enteral Nutr (JPEN); 11:8-13,1987.
5. Digant Gupta, Carolyn A Lammersfeld, Pankaj G Vashi, Sadie L Dahlk and Christopher G Lis (2008). Can subjective global assessment of nutritional status predict survival in ovarian cancer?. Journal of Ovarian Research; 1:5. doi:10.1186/1757-2215-1-5, 2008.
6. Ian D Cameron, Susan E Kurrle, Cesar Uy, Keri A Lockwood, Lydia Au and Frederieke G Schaafsma (2011). Effectiveness of Oral Nutritional Supplementation for Older Women after a Fracture: Rationale, Design and Study of the Feasibility of a Randomized Controlled Study. BMC Geriatrics, 11:32, 2011. http://www.biomedcentral.com/1471-2318/11/32.
7. Gyung-Ah Wie, Yeong-Ah Cho, SoYoung Kim, Soo-Min Kim, Jae-Moon Bae, Hyojee Joung (2010). Prevalence and risk factors of malnutrition among cancer patients according to tumor location and stage in the National Cancer Center in Korea. Nutrition. Volume 26, Issue 3, Pages 263-268, March 2010.
8. J Bauer, S Capra, M Ferguson (2002). Use of the scored Patient-Generated Subjective Global Assessment (PG-SGA) as a nutrition assessment tool in patients with cancer. European Journal of Clinical Nutrition; 56, 779–785, 2002.
9. L.Kathleen Mahan, Sylvia Escott – Stump (2000). Krause’ Food, nutrition, and diet therap; page 19 – 30, 153 – 155, 463 –481, 2000.
10.Ma Wai Wai Myint, Jenny Wu, Euann Wong, Suk Ping Chan et al (2012). Clinical benefits of oral nutritionalsupplementation for elderly hip fracturepatients: a single blind randomised controlled trial. Age and Ageing Advance Access published June 8, 2012.
11.National Collaborating Centre for Acute Care February (2006). Nutrition support in adults Oral nutrition support, enteral tube feeding and parenteral nutrition, 91-108, 2006.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.