KIẾN THỨC VỀ LOÃNG XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

Nguyễn Thị Hương Lan1,, Lê Thị Hương1, Trần Thị Phúc Nguyệt1, Nguyễn Huy Bình1, Nguyễn Thị Quỳnh Chi1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kiến thức về loãng xương ảnh hưởng trực tiếp đến việc phòng và điều trị bệnh loãng xương. Bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương. Mục tiêu: Mô tả kiến thức về loãng xương và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương cuả bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 115 bệnh nhân nội trú tuổi từ 14 đến 82 tuổi. Bộ câu hỏi về loãng xương (OPQ) được sử dụng để đánh giá kiến thức về loãng xương của bệnh nhân bằng hình thức phỏng vấn. Kết quả: Trung bình tổng điểm kiến thức của các bệnh nhân là 5,9 ± 4,8 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm theo tuổi, giới tính, đặc điểm lao động, nguồn thông tin, tiền sử bệnh của gia đình và thói quen sử dụng sữa của bệnh nhân. Kết luận: Kiến thức chung về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật xương khớp tương đối tốt và có tỷ lệ trả lời đúng cũng cao nhất; còn thấp nhất là kiến thức điều trị về loãng xương; do vậy cần tăng cường tư vấn kiến thức về loãng xương cho bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, đặc biệt là kiến thức về điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cummings SR, Melton LJ (2002). Epidemiology and outcomes of osteoporotic fracture. Lancet, 359, 1761 - 1767.
2. Centers for Disease Control and Prevention (2002). Morbidity and Mortality Weekly Report (2002). JAMA, 286, 1571 - 1572.
3. Berry C, Murdoch DR, McMurray JJ, et al (2001). Economics of chronic heart failure, Eur J Heart Fail, 3, 283 - 291.
4. Ip T.P., Cindy L.K.L., Annie W.C.K (2004). Awareness of osteoporosis among physicians in China, Osteoporosis Int,15, 329-334.
5. Lê Anh Thư (2009). Những tiến bộ trong lĩnh vực loãng xương và thách thức trong chọn lựa – quản lý điều trị loãng xương, Báo cáo khoa học chuyên đề cập nhật mới trong chẩn đoán, điều trị loãng xương và bệnh xương khớp, Hội loãng xương Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Vũ Thị Thanh Thủy (1996), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lún đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Y Dược, Trường Đại học Y Hà Nội .
7. Nguyen NV, Dinh TA, Ngo QV, Tran VD (2011). Awareness and Knowledge of Osteoporosis in Vietnamese Women. Asia Pac J Public Health 27(2): 95-105.
8. Pande K, Pande S, Tripathi S (2005). Poor knowledge about osteoporosis in learned Indian women. J Assoc Physicians India. 53:433-6.
9. H Liza, M., H N Darat, MB ChB (2009). Knowledge about Osteoporosis in Bruneian Women Attending an Orthopaedic Clinic. Malaysian Orthopaedic Journal 3 (1): 28-31.
10. Đào Thanh Hải (2016). Kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y Hà nội. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa Đại học Y Hà Nội.