THỰC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ VÀ THỊ XÃ PHÚ THỌ, NĂM 2015

Nguyễn Mỹ Hạnh1,, Nguyễn Xuân Thủy1, Nguyễn Anh Vũ1, Lương Tất Thắng1, Nguyễn Cao Cường1
1 Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng chuẩn tăng trưởng của WHO 2007. Nghiên cứu trên 2100 học sinh tiểu học lớp 3 và 4 tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ vào tháng 9 năm 2015. Kết quả cho thấy: tỷ lệ thừa cân, béo phì là 13,1%, trong đó, thừa cân 10,8% và béo phì 2,3%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 7,8%; Học sinh nam có tỷ lệ thừa cân, béo phì (19,2%) cao hơn ở học sinh nữ (6,7%); Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở thành phố Việt Trì (14,4%), cao hơn ở thị xã Phú Thọ (11,1%).
Bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao thì tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các đô thị lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Hưng Hiếu, Lê Thị Hợp (2002). Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng thừa cân của học sinh tiểu học quận Đống Đa – Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, số 418, tr. 50 – 55.
2. Phạm Duy Tường, Tạ Thị Loan (2003). Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của trẻ em lứa tuổi vị thành niên ở nội ngoại thành Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, số 440, tr.46 - 48.
3. Lê Thị Kim Quý, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cs (2010). Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh tiểu học tại quận 10 Tp. Hồ Chí Minh năm học 2008 – 2009. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6, số 3+4, tr.93 - 107.
4. Trần Thị Xuân Ngọc (2012). Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội. Luận án tiến sĩ y học.
5. Trương Tuyết Mai, Lê Thị Hợp, Nguyễn Thị Lâm ( 2013). Tình trạng thừa cân béo phì và rối loạn lipid máu ở trẻ 4-9 tuổi, tại một số trường Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, tập 9, số 3.
6. Đào Thu Giang (2006). Tìm hiểu mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với tăng huyết áp nguyên phát. Tạp chí Y học Thực hành, Số 542, Tr. 12-14.
7. Chế độ ăn, dinh dưỡng và dự phòng các bệnh mạn tính (2003). Báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp WHO/FAO. Tổ chức y tế thế giới, Geneva.
8. Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2003). Nhận xét bước đầu về gánh nặng kép của suy dinh ở nước ta. Tạp chí Y học Việt Nam, số 9, tr. 8-16.
9. Trần Quốc Cường, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Tùng và CS (2012). Tình hình rối loạn chuyển hóa ở học sinh béo phì tại một số trường tiểu học quận 10 TPHCM. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, tập 8, số 4.
10.Gao Y, Griffiths S, Emily Y, Chan Y (2008). Interventions to reduce overweight and obesity in China: a systematic review of the Chinese and English literature. Journal of Public Health, 30(4): pp. 436 - 448.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.