KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ CÙNG THỜI GIAN TRÍCH LY HOA ATISO ĐỎ VÀ THỜI GIAN NẤU KẸO ĐẾN GIÁ TRỊ CẢM QUAN VÀ DINH DƯỠNG CỦA KẸO DẺO ATISO ĐỎ CÓ BỔ SUNG DỊCH CHANH DÂY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ và thời gian trích ly hoa atiso đỏ đến giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan của sản phẩm và khảo sát ảnh hưởng của chế độ nấu đến giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan của sản phẩm.
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm. Đo độ cứng bằng máy đo cấu trúc analysis texture BROOKFIELD. Hàm lượng vitamin C của mẫu được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với iod, xác định hàm lượng Anthocyanin bằng phương pháp pH vi sai, đánh giá cảm quan sản phẩm theo phương pháp QDA. Tất cả thí nghiệm được thực hiện 3 lần để lấy số liệu để phân tích thống kê. Sử dụng chương trình thống kê Stagraphics Centurion XV để tính ANOVA.
Kết quả: Tỷ lệ và thời gian trích ly hoa atiso đỏ có ảnh hưởng mạnh đến giá trị màu sắc L*, a* và ảnh hưởng đến hàm lượng anthocyanin, hàm lượng vitamin C và giá trị cảm quan của sản phẩm. Thời gian nấu kẹo có ảnh hưởng đến giá trị màu sắc L*, a*, cấu trúc và giá trị cảm quan của sản phẩm.
Kết luận: Kẹo dẻo atiso đỏ bổ sung dịch chanh dây có độ cứng, dẻo dai vừa phải, và dinh dưỡng cao với tỷ lệ phối chế hoa atiso là 10% so với nước, thời gian trích ly hoa 10 phút, sau đó phối chế đường 30% saccharose, 10% gelatin, 0,9% pectin, 10% dịch chanh dây, và nấu kẹo dẻo với thời gian 15 phút.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hoa atiso đỏ, chanh dây, cảm quan, giá trị dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Quách Đĩnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Thoa.Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả, Hà Nội. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1996.
3. Lee OS, KIM JW, Han SH, et al. The stabilization of L-ascorbic acid in aqueous solution and water-in-oil-in-water double emulsion by controlling pH and electrolyte concentration. Journal of Cosmetic Science. 2004;55:1-12.
4. Phạm Văn Sổ & Bùi Thị Như Thuận. Kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1991.
5. Trần Xuân Hiển. Tài liệu giảng dạy môn Đánh giá cảm quan thực phẩm. Trường Đại học An Giang, 2014.
6. Deylami MZ, Rahman RA, Tan CP, Bakar J, Olusegun L. Effect of blanching on enzyme activity, color changes, anthocyanin stability and extractability of mangosteen pericarp. Journal of Food Engineering. 2016; 178:12-19.
7. Bree IV, Baetens JM, Samapundo S, Devlieghere F, Laleman R, Meulenaer DB. Modelling the degradation kinetics of vitamin C in fruit juice inrelation to the initial headspace oxygen concentration. Food Chem. 2012;134:207–214.
8. Vũ Thị Thanh Đào. Công nghệ sản xuất đường và chế biến bánh kẹo. Trường Đại học An Giang, 2015.
Các bài báo tương tự
- Vũ Thị Vân, Ngô Thị Nhu, Nguyễn Hùng Long, TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ BIẾNG ĂN TỪ 25 ĐẾN 60 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂN 2016 , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm: Tập 13 Số 3 (2017)
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.