TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN D VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI 5 XÃ TỈNH THÁI NGUYÊN

Trần Thúy Nga1,, Phạm Vân Thúy1, Lê Danh Tuyên1
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang mô tả, trên 210 phụ nữ có thai tại 5 xã huyện Đại Từ, một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên nhằm tìm hiểu tình trạng thiếu vitamin D ở phụ nữ có thai và một số yếu tố liên quan. Định lượng nồng độ vitamin D trong huyết thanh bằng phương pháp HPLC. Hàm lượng vitamin D < 50 nmol/L phản ánh tình trạng thiếu vitamin D và hàm lượng vitamin D từ 50-74,9 nmol/L phản ánh tình trạng vitamin D không đủ/ thấp. Kết quả: Tỷ lệ thiếu vitamin D là 22,4% trong đó, 21% phụ nữ có thai thiếu vitamin D ở mức độ nhẹ; 1,4% thiếu vitamin D ở mức độ vừa. Tỷ lệ vitamin D không đủ/ thấp ở phụ nữ có thai là 50%. Thiếu vitamin D ở phụ nữ có thai có liên quan chặt chẽ với nghề nghiệp (OR=0,28; 95% CI: 0,12-0,69; p<0,001); chưa sinh con lần nào (OR=1,58; 95% CI: 1,16-2,15; p<0,01). Kết luận: Thiếu vitamin D và vitamin D không đủ/ thấp là vấn đề phổ biến ở phụ nữ có thai. Phòng chống thiếu vi chất, đặc biệt là thiếu vitamin D tại cộng đồng cần được đẩy mạnh bằng các can thiệp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Smith GC (2004) First trimester origins of fetal growth impairment. Semin Perinatol. Feb; 28(1):41-50. Review.
2. Mahon P, Harvey N, Crozier S, Inskip H, Robinson S, Arden N, Swaminathan R, Cooper C, Godfrey K; SWS Study Group (2010). Low maternal vitamin D status and fetal bone development: cohort study. J Bone Miner Res. Jan;25(1):14-9.
3. Bodnar LM, Simhan HN, Powers RW, Frank MP, Cooperstein E, Roberts JM (2007). High prevalence of vitamin D insufficiency in black and white pregnant women residing in the northern United States and their neonates. J Nutr. 137(2):447-52.
4. Marwaha RK, Tandon N, Chopra S, Agarwal N, Garg MK, Sharma B, Kanwar RS, Bhadra K, Singh S, Mani K, Puri S (2011). Vitamin D status in pregnant Indian women across trimesters and different seasons and its correlation with neonatal serum 25-hydroxyvitamin D levels. Br J Nutr. 106(9):1383-9. Epub 2011 May 31.
5. Michael F. Holick, Binkley, Heike. Bischoff-Ferrari, Catherine M. Gordon, Hanley, Robert P. Heaney, M. Hassan Murad, and Connie M. Weaver (2011). Evaluation, Treatment, and Prevention of Vitamin D Deficiency: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline. Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, July 2011, 96(7): 1911–1930.
6. Hien VT, Lam NT, Skeaff CM, Todd J, McLean JM, Green TJ (2012). Vitamin D status of pregnant and non-pregnant women of reproductive age living in Hanoi City and the Hai Duong province of Vietnam. Matern Child Nutr. Oct;8(4):533-9.
7. Charatcharoenwitthaya N, Nanthakomon T, Somprasit C, Chanthasenanont A, Chailurkit LO, Pattaraarchachai J, Ongphiphadhanakul B (2013). Maternal vitamin D status, its associated factors and the course of pregnancy in Thai women. Clin Endocrinol (Oxf). 2013 Jan;78(1):126-33.
8. Halicioglu O, Aksit S, Koc F, Akman SA, Albudak E, Yaprak I, Coker I, Colak A, Ozturk C, Gulec ES (2012). Vitamin D deficiency in pregnant women and their neonates in spring time in western Turkey. Paediatr Perinat Epidemiol. 2012 Jan;26(1):53-60.
9. Shao H, Tao M, Fan Y, Jing J, Lu J (2012). Vitamin D levels and other factors related to bone mineral density during pregnancy. Aust N Z J Obstet Gynaecol. 2012 Dec;52(6):571-5.