MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 40-69 TUỔI TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HẠ LONG

Trương Hoàng Kiên1,, Nguyễn Công Khẩn2, Lê Danh Tuyên3, Trương Tuyết Mai3
1 Chi cục An toàn Thực phẩm Quảng Ninh
2 Bộ Y tế
3 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng rối loạn glucose máu (RLGM) ở người trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành trên 126 người trưởng thành bị RLGM (nhóm bệnh) và 126 người trưởng thành không bị RLGM (nhóm chứng). Đối tượng RLGM và đối tượng không RLGM được ghép cặp theo nhóm tuổi (40-49 tuổi; 50-59 tuổi và 60-69 tuổi), giới và nơi sinh sống. Đo chiều cao, cân nặng, đo chỉ số glucose máu, hỏi ghi khẩu phần bán định lượng và hoạt động thể lực, tiền sử thai nghén. Kết quả cho thấy nữ giới có tiền sử mang thai tăng trên 15 kg (OR= 3,62; p=0,008), vòng eo (VE) (OR=1,04; p=0,038), tỷ lệ vòng eo/vòng mông (VE/VM) cao (OR = 2,94; p = 0,001), chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥23 (OR=1,67; p=0,048), không có thói quen tập luyện thể thao (OR=1,73; p=0,036) là các yếu tố nguy cơ với tình trạng RLGM trên người trưởng thành 40-69 tuổi tại thành phố Hạ Long. Kết luận: Yếu tố nguy cơ RLGM của người trưởng thành tại thành phố Hạ Long được xác định trong nghiên cứu là không có thói quen tập luyện thể thao, chỉ số VE, tỷ lệ VE/VM cao, chỉ số BMI ≥23 và nữ giới có tiền sử mang thai tăng trên 15 kg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Duc Son LN, Kusama K, Hung NT, Loan TT, Chuyen NV, Kunii D, Sakai T and Yamamoto S (2004). Prevalence and risk factors for diabetes in Ho Chi Minh City, Vietnam. Diabet Med, 21(4): 371-376.
2. Tạ Văn Bình (2003). Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường. Các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh (2010). Báo cáo “Nghiên cứu hiện trạng bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy
cơ của người có nhóm tuổi từ 30 - 69 tỉnh Quảng Ninh năm 2009”, Quảng Ninh.
4. Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp Dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. GA Colditz, WC Willett, A Rotnitzky, JAE Manson (2004). Weight gain as a risk factor for clinical diabetes mellitus in
women. Annals of internal medicine, 122 (7), 481-486
6. Graham A. Colditz et al (1990). Weight as a risk factor for clinical diabetes in women. American Journal of Epidemiology, 132, 501-513.
7. Chan JM1, Rimm EB, Colditz GA, Stampfer MJ, Willett WC (1994). Obesity, fat distribution, and weight gain as risk factors for clinical diabetes in men. Diabetes Care,17(9):961-969.
8. Cihangir Erem, Ufuk B. Kuzu, Orhan Deger, and Gamze Can (2015). Prevalence of gestational diabetes mellitus and associated risk factors in Turkish women: the Trabzon GDM Study. Arch Med Sci. 2015 Aug 12; 11(4): 724–735
9. Tạ Văn Bình (2008). Bệnh ĐTĐ - Tăng glucose máu nguyên lý và nền tảng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10.Zhu H, Zhang X, Li MZ, Xie J, Yang XL (2013). Prevalence of Type 2 diabetes and pre-diabetes among overweight or obese children in Tianjin, China. Diabet Med. 2013 Dec;30(12):1457-65.
11.Reuters (2012). Sedentary lifestyle tied to diatebes, death. Mnn.com (access 10 June 2012).