VẬN ĐỘNG THỂ LỰC Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Ở BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Vương Thị Thanh Nhàn1,, Trần Thị Minh Hạnh2, Trần Ngọc Hoàng Pháp3
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các loại hình vận động thể lực (VĐTL) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phỏng vấn 370 bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại phòng khám bệnh viện Nguyễn Tri Phương bằng Bộ câu hỏi vận động thể lực quốc tế bản đầy đủ (IPAQ long form) nhằm đánh giá mức độ VĐTL của bệnh nhân trong công việc, di chuyển, công việc nhà và thời gian nhàn rỗi. Kết quả: Bệnh nhân có VĐTL mức độ nặng, vừa, nhẹ lần lượt là 13%, 51,3% và 35,7%. Tỷ lệ bệnh nhân VĐTL đạt khuyến cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế là 64,9%. Thời gian hoạt động tĩnh tương đối cao 243,4 phút/ ngày. Lý do ít VĐTL là do sức khỏe (43,9%), không có thời gian (30,3%) và không biết mức VĐTL đủ (6,1%). Có mối liên quan giữa ít VĐTL và bệnh kèm theo với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân VĐTL đạt khuyến cáo còn thấp. Có mối liên quan giữa ít VĐTL và bệnh nhân có bệnh kèm theo. Cần thiết đưa ra loại hình VĐTL phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ĐTĐ type 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Diabetes Association (ADA) (2015). Standards of medical care in diabetes - 2015. Diabetes Care., 38 (1), pp.s20-s30.
2. American Diabetes Association (ADA) (2015). Physical Activity is Important, http://www.diabetes.org/food-andfitness/fitness/physical-activity-is-important.html. accessed on 13/5/2016.
3. Hu G, Jousilahti P et al (2005). Physical Activity, Cardiovascular Risk Factors, and Mortality Among Finnish Adults With Diabetes. Diabetes Care, 28 (4), pp.120-128.
4. International Diabetes Federation (IDF) (2012). Global Guideline for Type 2 Diabetes. pp. 201-224.
5. Nguyễn Công Khẩn (2008). Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 25-186.
6. NguyễnThịHồngÂn (2015). Vận động thể lực và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 khám tại bệnh viện Phú Nhuận TP.HCM năm 2015. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân YTCC, Đại Học Y Dược TP.HCM.
7. Oyewole O.O, Odusan O. et al (2014). Physical activity among type-2 diabetic adult Nigerians. Ann Afr Med, pp. 235-244.
8. Phạm Văn Khôi (2011). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường và thực trạng nuôi dưỡng, tư vấn dinh dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Ronald T. Ackermann MD, David G.Marrero PhD (2007). Adapting the Diabetes Prevention Program Lifestyle Intervention for Delivery in the Community. The Diabetes EDUCATOR, 33 (2), pp 69-78.
10.The International Physical Activity Questionnaires (2005). Guidelines for Data Processing and Analysis of the International Physical Activity Questionnaire (IPAQ)”www.ipaq.ki.se, accessed on 12/5/2016.
11.World Health Organization Expert Consultation (2004). Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. Lancet, 363 (9403), pp. 157-163