KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA VÀ LONG BIÊN, HÀ NỘI NĂM 2015

Đỗ Nam Khánh1,, Lê Thị Hương1, Nguyễn Thị Thu Liễu1, Nguyễn Quang Dũng1, Đỗ Thị Yến1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vấn đề an toàn thực phẩm của thức ăn đường phố đang là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của nước ta. Tuy nhiên mới có rất ít nghiên cứu về vấn đề kiến thức, thực hành của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 21 phường của quận Đống Đa và 14 phường của quận Long Biên Hà Nội năm 2015. Nghiên cứu về kiến thức và thực hành an toàn thực phẩm (ATTP) của 350 đối tượng nghiên cứu là những chủ cửa hàng hoặc người trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kết quả: Nhìn chung những người chế biến kinh doanh dịch vụ ăn uống ở quận Đống Đa 74,4% có kiến thức và thực hành về ATTP tốt hơn ở quận Long Biên 71,8%. Khoảng 50% đối tượng nghiên cứu ở cả 2 quận có kiến thức đúng về các bước rửa tay đúng. Có 13,8% đối tượng ở quận Đống Đa và chỉ 5,1% đối tượng ở quận Long Biên có hiểu biết đúng về danh mục những loại phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. Chỉ 15,9% đối tượng ở quận Long Biên và 41,5% đối tượng ở quận Đống Đa có kiến thức đúng về các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Tỷ lệ đối tượng tiến hành kiểm tra phân và thực hành phòng chống bệnh lây truyền qua thực phẩm vẫn còn thấp. Chỉ có khoảng 50% đối tượng nghiên cứu ở cả 2 quận có kiến thức đúng về các bước rửa tay đúng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Kim, Phan Thị Sửu, Phạm Xuân Ngọc và các cộng sự (2007). Đánh giá hiện trạng ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, xây dựng mô hình truyền thông làm thay đổi tập quán ăn uống ở vùng nông thôn Nam Định và Quảng Ninh. Kỷ yếu Hội Nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm. NXB Y học, Hà Nội (4/2007).
2. Annor G.A. và Baiden E.A (2011). Evaluation of Food Hygiene Knowledge Attitudes and Practices of Food Handlers in
Food Businesses in Accra, Ghana. Food Nutrition Science, vol 2, no.8, pp.830-836.
3. Bộ Y Tế (2015). Quyết định về việc ban hành:“Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm".
4. Nguyễn Phúc Duy, Hồ Thư, Nguyễn Văn Quang và các cộng sự (2003). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người sản xuất-chế biến-kinh doanh thực phẩm huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013.
5. Sở Y Tế Hà Nội và Chi cục ATVSTP Hà Nội (2015). Báo cáo Kết quả điều tra ban đầu vệ sinh cơ sở, kiến thức, thái độ, thực hành của các nhóm đối tượng về An toàn thực phẩm Dịch vụ ăn uống trước khi triển khai Đế án "Triển khai mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại các phường, thị trấn của 29 quận, huyện, thị phường thuộc Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015". Sở Y tế Hà Nội năm 2015