ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA NOROVIRUS TRONG NGAO DẦU TẠI HÀ NỘI NĂM 2016

Phan Thị Thanh Hà1,2, Trương Tuyết Mai2, Lê Quang Hòa1,
1 Đại học Bách khoa Hà Nội
2 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Norovirus là các tác nhân vi rút gây bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Nghiên cứu này được triển khai nhằm xác định các kiểu gen của NoV GI và NoV GII nhiễm tạp trong ngao dầu (Meretrix meretrix) được bán trên thị trường Hà Nội trong năm 2016.


Phương pháp: Tổng số 39 mẫu ngao dầu được xác định dương tính với NoV GI và NoV GII được xác định kiểu gen bằng kỹ thuật RT- Nested-PCR nhắm đến vùng ORF1/ORF2. Sản phẩm PCR được giải trình tự bằng kỹ thuật Sanger và cây phát sinh loài được xây dựng bằng phần mềm MEGA 11.


Kết quả: Nghiên cứu đã xác định được kiểu gen của 23 mẫu. Đối với NoV GI, có bốn kiểu gen phát hiện được là GI.2 (13.3%), GI.5 (46.7%), GI.6 (33.3%) và GI.8 (6.7%). Số lượng kiểu gen của NoV GII phát hiện được là năm kiểu gen, bao gồm: GII.3 (61.1%), GII.4 (11.1%), GII.6 (11.1%), GII.13 (11.1%) và GII.17 (5.6%). Phân tích cây phát sinh loài của các kiểu gen NoV nhận thấy có sự tương đồng với các chủng gây bệnh lưu hành trên thế giới, đặc biệt là một số chủng thuộc các nước Đông Nam Á.


Kết luận: Sự nhiễm tạp NoV GI và NoV GII trong ngao dầu trên thị trường Hà Nội khá phức tạp với nhiều kiểu gen được lưu hành. Hai chủng gây dịch trên thế giới là GII.4 và GII.17 đã được tìm thấy trong nghiên cứu này; tuy nhiên, hai kiểu gen chiếm ưu thế là GI.5 và GII.3.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Koo HL, Ajami N, Atmar RL, DuPont HL Noroviruses: The Principal Cause of Foodborne Disease Worldwide. Discov Med. 2010;10(50): 61-70.
2. Hall AJ, L.B., Payne DC, Patel MM, Gastañaduy PA, Vinjé J, et al, Norovirus disease in the United States. Emerg Infect Dis. 2013. 19(8).
3. Rouhani S, Peñataro Yori P, Paredes Olortegui M, et al. Norovirus Infection and Acquired Immunity in 8 Countries: Results From the MAL-ED Study. Clin Infect Dis. 2016;62(10):1210-1217.
4. Thongprachum A, T.S., Kalesaran AF, Okitsu S, Mizuguchi M, Hayakawa S, Ushijima H. 2015. 87:1141–1148, Four-year study of viruses that cause diarrhea in Japanese pediatric outpatients. J Med Virol. 2015;87:1141–1148.
5. ISO 15216-2:2013, I.T., Microbiology of food and animal feed - Horizontal method for determination of hepatitis A virus and norovirus in food using real-time RT-PCR -Part 2: Method for qualitative detection. 2013.
6. Kojima S, et al. Genogroup-specific PCR primers for detection of Norwalk-like viruses. J Virol Methods. 2002;100(1-2):107-114.
7. Ramani S, RL Atmar, and MK Estes, Epidemiology of human noroviruses and updates on vaccine development. Curr Opin Gastroenterol. 2014;30(1):25-33.
8. Chan MC, et al. Rapid emergence and predominance of a broadly recognizing and fast-evolving norovirus GII.17 variant in late 2014. Nat Commun. 2015;6:10061.
9. Matsushima Y, et al., Genetic analyses of GII.17 norovirus strains in diarrheal disease outbreaks from December 2014 to March 2015 in Japan reveal a novel polymerase sequence and amino acid substitutions in the capsid region. Euro Surveill. 2015;20(26).
10. Pu J, Miura T, Kazama S, et al. Weekly variations in norovirus genogroup II genotypes in Japanese oysters. International Journal of Food Microbiology. 2018;284:48-55.
11. John JL, et al. High proportion of norovirus infection and predominance of GII.3 [P12] genotype among the children younger than 5 in Sabah, Malaysian Borneo. J Clin Virol. 2021;143:104968.
12. Li J, et al. An acute gastroenteritis outbreak associated with person-to-person transmission in a primary school in Shanghai: first report of a GI.5 norovirus outbreak in China. BMC Infectious Diseases. 2018;18(1):316.
13. Alarcón-Linares ME, et al. Rare Recombinant GI.5[P4] Norovirus That Caused a Large Foodborne Outbreak of Gastroenteritis in a Hotel in Spain in 2021. Microbiology Spectrum. 2023;11(2):e04857-22.