TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Dương Thị Phượng1,, Đinh Đức Thiện2, Bùi Thị Phương3
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong sự hồi phục bệnh hoặc nguy cơ gây ra những biến chứng của bệnh nhân sau phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân trước, sau phẫu thuật đường tiêu hóa và mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố với các biến chứng sau phẫu thuật. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82 bệnh nhân. Kết quả: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn theo chỉ số khối cơ thể và theo chu vi vòng cánh tay lần lượt là 23,2% và 20,7%. Nguy cơ suy dinh dưỡng theo đánh giá tổng thể chủ quan với SGA ở mức độ B, C là 56,1%. Có 18,2% bệnh nhân giảm Albumin huyết thanh trước phẫu thuật. Biến chứng sau phẫu thuật gồm đầy hơi, chảy máu vết mổ, tiêu chảy, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng hô hấp chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,6%, 22,2%, 18,5%, 14,8%, 11,1% và 3,7%. Nam có nguy cơ nhiễm trùng cao gấp 5,5 lần so với nữ, bệnh nhân BMI <18,5 nguy cơ nhiễm trùng cao gấp 4,3 lần so với bệnh nhân BMI ≥18,5 (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huong P.T.T., Lam N.T., Thu N.N. et al (2014). Prevalence of malnutrition in patients admitted to a major urban tertiary care hospital in Hanoi, Vietnam. Asia Pac J Clin Nutr. 23(3). 437–444.
2. Garth A.K., Newsome C.M., Simmance N. et al (2010). Nutritional status, nutrition practices and post-operative complications in patients with gastrointestinal cancer. J Hum Nutr Diet Off J Br Diet Assoc. 23(4). 393–401.
3. Trần Thị Giáng Hương và Nguyễn Thùy Linh (2016). Tình trạng dinh dưỡng trước, sau phẫu thuật và một số yếu tố liên quan đến biến chứng sau phẫu thuật trên 39 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015. Tạp chí Y Dược thực hành 175. 85–92.
4. Douglas C and Heimburger (2008). Malnutrition and nutritional assessment”, Harrison’s primciples of internal medicine. The M. C. Graw Hill companies. Inc, 450 – 454.
5. Lưu Ngân Tâm và Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2016). Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 305–312.
6. Wu G., Liu Z., Zheng L. et al (2005).
Prevalence of malnutrition in general surgical patients: evaluation of nutritional
status and prognosis. Zhonghua Wai Ke
Za Zhi. 43(11). 693–696.
7. Lưu Ngân Tâm và Nguyễn Thùy An (2011). Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gan mật tụy tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 387–396.
8. Phạm Văn Năng, Cox-Reijven PLM, Greve JW et al (2008). Yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của biến chứng nhiễm trùng sau mổ trên bệnh nhân phẫu thuật bụng. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 12(3).
9. Schiesser M., Müller S., Kirchhoff P. et al (2008). Assessment of a novel screening score for nutritional risk in predicting complications in gastro-intestinal surgery. Clin Nutr Edinb Scotl. 27(4). 565–570.