SO SÁNH CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG MỚI-BBT VỚI SGA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2013

Đinh Thị Kim Liên1,, Nguyễn Quốc Anh1, Chu Thị Tuyết1, CM Lenders2, EG Henry2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Boston – Hoa kỳ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu Nghiên cứu nhằm so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của công cụ đánh giá dinh dưỡng dưỡng mới - BBT so với SGA tại Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu được tiến hành trên 300 bệnh nhân tuổi từ 18 – 65, nằm điều trị tại 3 khoa Hồi sức tích cực (ICU), Khoa Nội Tiết- Đái tháo đường (ĐTĐ), Khoa Thận. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang sử dụng hai công cụ đánh giá dinh dưỡng trên cùng một bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Với những bệnh nhân được phân loại loại B hoặc C theo SGA tương ứng với mức độ 2 và 3 của công cụ mới - BBT, có độ nhạy là 83,3% và độ đặc hiệu là 86,7% với diện tích phía dưới đường cong (AUC – Area under the curve ) là 0,85. Kết luận: Công cụ mới - BBT, ngắn gọn hơn so với công cụ SGA, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1- Pham Thi Thu Huong, Nguyen Thi Lam, Nghiem Nguyet Thu, Dinh Thi Kim Lien, Nguyen Quoc Anh (2014). Prevalence of malnutrition in patients admitted to a Major Urban Tertiary Care Hospital in Hanoi, Vietnam. Asia Pac J Clin Nutr 2014;23(3)
2- Mueller C, Compher C, Ellen DM (2011). Nutrition screening, assessment, and intervention in adults. JPEN 2011:35(1);16-24.
3- Ken Jones (2002). Education in Britain: 1944 to the Present Paperback – 20 Dec 2002.
4- Lubos Sobotka (2010). Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng. Xuất bản lần 3; Nhà xuất bản Y học ; 2010; 14.
5- Kumar R, Indrayan A. (2011). Receiver operating characteristics (ROC) curve for medical researchers. Indian Pediatrics 2011:48(1); 277-287.