TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 0 - 23 THÁNG TUỔI VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI MỘT SỐ XÃ, HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI NĂM 2019

Phạm Lan Nhi1, Huỳnh Nam Phương2,, Hoàng Thị Thảo Nghiên3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Dinh dưỡng
3 Đại học Y Dược–Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ 0-23 tháng tuổi và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0-23 tháng tuổi và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tại một số xã, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai năm 2019” đã được triển khai từ tháng 04/2018 đến tháng 04/2019. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phương pháp định lượng với cỡ mẫu 236 trẻ 0- 23 tháng tuổi của 3 xã được cân đo để đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo Z-Score; 236 bà mẹ của trẻ được hỏi bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là 28,3% (trong đó 18,6% mức độ vừa, 9,7% mức độ nặng), tỷ lệ SDD thấp còi theo nhóm tuổi 0-6, 6-11, 12-23 lần lượt là 10,5%, 23,0%, 41,9%. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) cũng được thể hiện qua tỷ lệ bú sớm trong giờ đầu sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng tuổi của
3 xã lần lượt là 38,6%, 50,9%, 28,6%. Cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể hơn và có những biện pháp can thiệp truyền thông dinh dưỡng đến hiểu biết và thực hành nuôi con của các bà mẹ để giảm tỷ lệ SDD trẻ em ở khu vực này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Malnutrition. 2020.
2. UNICEF. Malnutrition. 2020.
3. Viện Dinh dưỡng. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay. 2018.
4. Viện Dinh dưỡng. Số liệu thống kê dinh dưỡng. 2020.
5. Mbuya, Nkosinathi V. N., Stephen J.Atwood, và Huỳnh Nam Phương. Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, Vấn đề & các giải pháp can thiệp. Nghiên
cứu về phát triển quốc tế Washington, DC: Ngân hàng Thế giới. 2019.doi:10.1596/978-1-4648-1432-7.
6. Viện Dinh dưỡng. Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng. Bộ Y tế. 2017.
7. Lê Thị Hương, “Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi tại huyện Cẩm Thủy, Lang Chánh Thanh Hóa và Huyện Hải Lăng Tỉnh Quảng trị”. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2007. Số 4(2), tr.2-4; 40-48.
8. Nguyễn Như Hoa. “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình năm 2011”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa Đại học Y Hà Nội ,2011. tr 49,53
9. Trần Thị Phúc Nguyệt và Hà Minh Trang. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm. 2014. 10(3), tr.117-122.
10. Huỳnh Văn Dũng, Huỳnh Nam Phương và Cs. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và thực hành nuôi trẻ của bà mẹ tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ năm 2012. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm. 2014. 10(4), tr. 116-123.
11. Hà Thị Thu Trang, Trần Thị Phúc Nguyệt. Một số tập tính nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ dân tộc Dao có con dưới 24 tháng tại xã Tân Cương, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2012. 80(3B),tr. 266-271.
12. Viện Dinh dưỡng. Thông tin giám sát dinh dưỡng của tỉnh Lào Cai năm 2014. 2014.
13. Lê Thị Hương và Đỗ Hữu Hanh. Kiến thức, thực hành của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới hai tuổi tại huyện Văn Yên, Yên Bái. Tạp chí Y học thực hành. 2008. số 643, tr. 21-27.
14. Bùi Thu Hương. Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ tại phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng, Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa. 2009. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
15. Alive and Thrive và Viện Nghiên cứu Y xã hội học. Báo cáo toàn văn thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Hà Nội. 2012.
16. Viện Dinh dưỡng, Alive and Thrive và UNICEF. Thông tin dinh dưỡng năm 2010, Hà Nội. 2010.